Thảo luận Cột áp bơm tuần hoàn hệ thống Chiller

nhtinh

Thành Viên [LV 0]
Chào các bạn.

Mình đang có một vấn đề cần thảo luận.
Trong hệ thống bơm tuần hoàn (hệ kín). Thì cột áp của bơm nước chỉ cần xét tới tổn thất áp suất của hệ thống (ma sát, cục bộ, thiết bị,...) không cần xét tới tổn thất áp suất tĩnh, áp suất khi đi vào hoạt động của hệ thống khoảng 7bar. Vấn đề đặt ra là: lúc đầu khi chưa có nước trong hệ thống mình phải nạp đủ nước cho hệ thống, vậy khi đó hệ thống (đường ống, van, khớp mềm) phải chịu một áp suất bằng bao nhiêu (trong quá trình nạp lúc đầu) ( giả sử tòa nhà mình cao 120m). Mình đặt ra vấn đề để nhằm chọn tiêu chuẩn về áp suất cho các vật tư (van, nối mềm,...).
Thân chào.
 
Ðề: Cột áp bơm tuần hoàn hệ thống Chiller

Chào bạn,
Theo mình nghĩ chúng ta cần phân biệt cột áp bơm và áp suất làm việc của hệ thống. Áp suất làm việc của hệ thống (hay áp suất mà các thiết bị trên hệ thống phải chịu đựng) phụ thuộc vào cột áp bơm, chiều cao cột nước, vị trí đặt bơm, áp suất duy trì do bình giãn nỡ kiểu kín (nếu có). Như vậy áp suất của hệ thống khi làm việc chắc chắn lớn hơn áp suất khi đang nạp nước. Vì thế muốn chọn tiêu chuẩn về áp suất cho các vật tư bạn cần tính áp suất tại điểm có áp suất làm việc lớn nhất của hệ thống.
Không biết mình nói có đúng điều bạn thắc mắc không?
 
Ðề: Cột áp bơm tuần hoàn hệ thống Chiller

Hi các bạn,

Mình mô tả hệ thống của mình như sau:(tòa nhà cao 120m)
Gồm 3 chiller giải nhiệt nước đặt tại tầng hầm, 3 bơm nước lạnh tuần hoàn đặt tại tầng hầm. Khí hệ thống hoạt động thì đồng hồ đo áp suất đặt tại bơm chỉ khoảng 7bar. Vấn đề mình muốn biết ở đây là: lúc đầu khi chưa có nước trong hệ thống công đoạn ban đầu là mình phải điền đầy nước trong hệ thống (sử dụng bơm mồi vì bơm của hệ thống chỉ có cột áp lớn hơn 7bar một chút). Lúc mồi nước thì hệ thống phải chịu áp lực bằng bao nhiêu ( giả sử là điểm thấp nhất của hệ thống). Thân chào.
 
Ðề: Cột áp bơm tuần hoàn hệ thống Chiller

Chào các bạn,
Đồng hồ áp suất có chính xác không, việc đó nên kiểm tra.
Về áp suất tĩnh, nếu tòa nhà cao 120m so với cao độ của phòng máy, lưu chất là nước, bình giản nở của tòa nhà đặt ở độ cao 120m, bình giãn nở dạng hở thì áp tại đáy của hệ thống sẽ là 120 m nước tương đương khoảng 12 bar (áp suất tương đối). Định luật Pascal mà chúng ta đều đã học trong chương trình vật lý lớp 6 bảo như thế.
 
Ðề: Cột áp bơm tuần hoàn hệ thống Chiller


Hi!
Trước hết mình xin góp ý với bạn như sau :Toà nhà cao 120 m thì tương đương với 40 tầng .Với cột áp tại đồng hồ đo được tại bơm là 7 bar thì mình e rằng kg thể hoạt động được đâu bạn.Ít nhất bơm bạn phải từ 13 bar thì khi ấy các tầng trên mới đủ áp để vào AHU hoặc FCU hoạt động.
Bạn vui lòng cho thông tin chính xác mình sẽ giúp bạn chọn thiết bị cho phù hợp
 
Ðề: Cột áp bơm tuần hoàn hệ thống Chiller

Hi các bạn,

Mình mô tả hệ thống của mình như sau:(tòa nhà cao 120m)
Gồm 3 chiller giải nhiệt nước đặt tại tầng hầm, 3 bơm nước lạnh tuần hoàn đặt tại tầng hầm. Khí hệ thống hoạt động thì đồng hồ đo áp suất đặt tại bơm chỉ khoảng 7bar. Vấn đề mình muốn biết ở đây là: lúc đầu khi chưa có nước trong hệ thống công đoạn ban đầu là mình phải điền đầy nước trong hệ thống (sử dụng bơm mồi vì bơm của hệ thống chỉ có cột áp lớn hơn 7bar một chút). Lúc mồi nước thì hệ thống phải chịu áp lực bằng bao nhiêu ( giả sử là điểm thấp nhất của hệ thống). Thân chào.

Bạn cung cấp thêm các thông tin như:
- Đồng hồ áp suất đặt tại vị trí nào trong hệ thống: đầu hút, đầu đẩy, hay giữa đấu đẩy và đầu hút (đo cột áp).
- Vị trí bình giãn nỡ đặt ở đâu? loại kín hay hở?
- Tòa nhà cao 120m nhưng hệ thống chiller có phục vụ cho toàn bộ tòa nhà hay chỉ một số tầng ở dưới. (Thông thường hệ thống lạnh trung tâm chỉ phục vụ cho các tầng thương mại, văn phòng mà thôi).
-Có bơm trung gian tại các tầng trên không?
Nếu có thể bạn nên cung cấp sơ đồ nguyên lý hệ thống để mọi người góp ý chính xác hơn.
 
Ðề: Cột áp bơm tuần hoàn hệ thống Chiller

Với chiều cao 120m , áp là 7 bar (chắc chắn là áp đầu đẩy) , bơm đặt tại tầng hầm .

Ko cần xét tới bầu giãn nở là kín hay hở thì chắc chắn ko thể hoạt động đc . Lự đẩy của bơm < áp lực của cột áp . Với chiều cao như vậy thì cách tốt nhất phải dùng bơm trợ lực ( bơm trung gian ) như vậy sẽ hiệu quả hơn và an toàn hơn ( vì áp lực trong đường ống lúc đó sẽ ở giới hạn an toàn )
 
Ðề: Cột áp bơm tuần hoàn hệ thống Chiller

Các bạn lưu ý là khi dùng bơm cấp nước vào hệ thống từ bể nguồn hoặc dùng trực tiếp nước thành phố (đã hoặc chưa xử lý) để cấp thì hệ thống phải hở thì mới cấp được nước vào hệ thống (chứ không ai nén nước vào hệ thống) vì vậy áp lực tại từng vị trí trong hệ thống khi cấp nước sẽ chính là áp suất thủy tĩnh tại điểm đó ứng với chiều cao áp suất cột nước. Ví dụ Chiller đặt tầng hầm, Fcu cao nhất là trên tầng mái (120m) thì khi bơm đầy nước chiều cao áp suất thủy tĩnh tính cho tầng hầm tương ứng sẽ là 120m (~12bar) còn ở tầng giữa thì khoảng 60m nước (~6bar).
Còn khi hệ thống là kín hoạt động thì áp suất tại từng vị trí trong hệ thống sẽ khác (đầu bơm lớn nhất) và khác so với áp nước thủy tĩnh khi bắt đầu nạp nước như trên.

Thân!
 
Ðề: Cột áp bơm tuần hoàn hệ thống Chiller

Hi,

Tôi nghĩ đây là trường hợp giả sử của bạn thôi chứ dám chắc rằng không có bất kỳ tòa nhà nào trên thế giới làm như bạn.

Về thực tiển áp dụng thì tôi được biết với High Rise Building người ta sẽ lặp lại cứ khoảng 10 tầng 1 thì có một tầng kỹ thuật và chiller cũng sẽ bố trí như vậy lặp lại với từng tầng.

Nó sẽ cho phép đáng ứng được các tiêu chuẩn của UBC (về Seismic , chống rung động) đồng thời giải quyết được vấn đề tối ưu và tính toán đơn giản, kinh tế.

Nói ngắn gọn thì cứ 10 tầng là có 1 tầng kỹ thuật phục vụ cho 10 tầng kế tiếp.
 
Ðề: Cột áp bơm tuần hoàn hệ thống Chiller

Bỏ qua những hợp lý về kinh tế và kỹ thuật thi áp suất tĩnh khi bơm nước vào đường ống tác động lên thành các chi tiết đặt dưới tầng hầm la hơn 12 Bar.
 
Ðề: Cột áp bơm tuần hoàn hệ thống Chiller

Hi,

Tôi nghĩ đây là trường hợp giả sử của bạn thôi chứ dám chắc rằng không có bất kỳ tòa nhà nào trên thế giới làm như bạn.

Về thực tiển áp dụng thì tôi được biết với High Rise Building người ta sẽ lặp lại cứ khoảng 10 tầng 1 thì có một tầng kỹ thuật và chiller cũng sẽ bố trí như vậy lặp lại với từng tầng.

Nó sẽ cho phép đáng ứng được các tiêu chuẩn của UBC (về Seismic , chống rung động) đồng thời giải quyết được vấn đề tối ưu và tính toán đơn giản, kinh tế.

Nói ngắn gọn thì cứ 10 tầng là có 1 tầng kỹ thuật phục vụ cho 10 tầng kế tiếp.

Tuỳ từng tính chất công trình thôi bạn ah. Giờ tấc đất tấc vàng mà cứ 10 tầng là có 1 sàn kỹ thuật là không ổn đâu. Rất khó thuyết phục chủ đầu tư như vậy.
 
Back
Bên trên