Cuốn sách - Hai đứa trẻ

Thanh Thư

Thành Viên [LV 0]
Cuốn sách Hai đứa trẻ là tập hợp những truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Thạch Lam: Nắng trong vườn, Gió lạnh đầu mùa, Tiếng chim kêu, Đứa con đầu lòng, Bắt đầu, Nhà mẹ Lê, Một cơn giận, Hai đứa trẻ, Đứa con, Trong bóng tối buổi chiều, Cuốn sách bỏ quên, Dưới bóng hoàng lan,… …
Tác phẩm Hai Đứa Trẻ của Thạch Lam được xuất bản lần đầu vào năm 1938. Cuốn sách tập hợp những truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Thạch Lam: Nắng trong vườn, Gió lạnh đầu mùa, Tiếng chim kêu, Đứa con đầu lòng, Bắt đầu, Nhà mẹ Lê, Một cơn giận, Hai đứa trẻ, Đứa con, Trong bóng tối buổi chiều, Cuốn sách bỏ quên, Dưới bóng hoàng lan,…Truyện ngắn Hai đứa trẻ là một tác phẩm tiêu biểu cho văn phong truyện không có cốt truyện của tác giả Thạch Lam. Nhà văn đã khắc họa thành công nhân vật hai chị em Liên, trong cuộc sống nghèo khổ, gian khó nhưng vẫn luôn mong chờ vào một tương lai tốt đẹp hơn. Mong chờ chút ánh sáng từ thành phố mang tới cho thị trấn nghèo khổ, tăm tối, thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của tác giả Thạch Lam với nhân vật của mình.

Câu chuyện diễn ra trong không gian phố thị nghèo, buồn bã, với những kiếp người tàn tạ: những đứa trẻ nhặt rác, bà cụ Thi hơi điên, vợ chồng ông hát xẩm mù… thời gian khi đã về khuya càng làm nổi bật sự u ám. Không gian tối thẫm, chỉ lác đác đây đó leo lét một vài ngọn đèn dầu tù mù càng mang lại vẻ thê lương. Câu chuyện chỉ bừng sáng khi chuyến tàu từ Hà Nội chạy qua ga xép. Chuyến tàu đó như mang cả quá khứ và ước mơ của hai đứa trẻ. Nó như mang sức sống của Hà Nội xa hoa đến với chúng trong chốc lát, làm bớt đi sự hiu quạnh trong tâm hồn chúng. Ngòi bút của Thạch Lam quả rất tài tình khi khám phá những vùng bí mật, những cái đẹp khẽ khàng bằng một cách lặng lẽ, thâm trầm. Có lẽ, ông đã gói ghém cả lòng mình trong từng câu chuyện. Cẩn thận tỉ mỉ khai thác từng cái đẹp lẩn khuất. Nhẹ nhàng đưa người đọc đến khám phá cảm xúc, cảm giác, tâm trạng và cái hồn của nhân vật. Câu chữ của ông như nhảy múa, dây dưa với nỗi buồn và níu kéo người đọc. Quả thực, càng đọc tôi càng mê mẩn, bị cuốn hút, thấm sâu vào tâm hồn không dứt ra được …Nghệ thuật chân chính phải là nghệ thuật vị nhân sinh, vì con người và cuộc đời. Nhà văn chân chính phải biết lấy chất liệu từ cuộc sống mà dệt nên những trang văn để đời. Một lần nữa, Thạch Lam đã làm được điều đó trong “Hai đứa trẻ”. Nhà văn không chỉ để “nắng trong vườn”, mà còn vẽ nắng thật đẹp trong lòng mỗi chúng ta…
 
Back
Bên trên