Cần giúp DDC và PLC

billleevn

Thành Viên [LV 0]
Chào các bác.

Em đang làm cài điều khiển cho toà nhà văn phòng sử dụng DDC để điều khiển. Em lên tham khảo thì thấy nhắc tới PLC cũng điều khiển.
Em thật sự muốn biết rõ về kiến thức căn bản của DDC và PLC này!!!!

Các bác nào có thể giải thích rõ em vài câu hỏi:
1. Đặc điểm chung của DDC và PLC?
2. Ứng dụng DDC và PLC ở những kiểu công trình như thế nào?
3. DDC, PLC cái gì tốt hơn? trong trường hợp nào?
4. Ý kiến thêm của các bác...?

5. Cho em hỏi thêm cái VSD là gì? Tại sao phải đặt trước bơm?

Thân!
 
Ðề: DDC và PLC

Chào các bác.

Em đang làm cài điều khiển cho toà nhà văn phòng sử dụng DDC để điều khiển. Em lên tham khảo thì thấy nhắc tới PLC cũng điều khiển.
Em thật sự muốn biết rõ về kiến thức căn bản của DDC và PLC này!!!!

Các bác nào có thể giải thích rõ em vài câu hỏi:
1. Đặc điểm chung của DDC và PLC?
2. Ứng dụng DDC và PLC ở những kiểu công trình như thế nào?
3. DDC, PLC cái gì tốt hơn? trong trường hợp nào?
4. Ý kiến thêm của các bác...?

5. Cho em hỏi thêm cái VSD là gì? Tại sao phải đặt trước bơm?

Thân!

hi ban
minh ko biet ban lam ben M&E hay ban moi vao lam BMS.
DDC la Direct digital controller : cũng là bộ điều khiển nói chung, trong tủ điện DDC ta có thể dùng các bộ điều khiển như PLC hoặc PXC, ..... làm thiết bị điều khiển trung tâm truyền phát tin hiệu điều khiển các thiết bị khác đồng thời thu nhận tín hiệu của các thiết bị phản hồi về để giám sát trạng thái hoạt động của chúng.
cả PXC và PLC và các bộ điều khiển khác ta đều phải cấu hình và lập trình cho chúng theo hệ thống điều khiển cua ta. chúng chỉ khác nhau về một số cái cơ bản là : ngôn ngữ lập trình, giao tiếp với các chuẩn thiết bị khác nhau, phương thức truyền thông mạng khác nhau, tính năng mở rộng và tuỳ vào nhà sản xuất. Tuỳ vào hệ thống mà ta chọn loại nào cho phù hợp, thương thì PLC được chọn dùng cho môi trường công nghiệp, còn PXC thường dùng trong các hệ HVAC.
khi ta chọn bộ điều khiển nào thì ta phải chọn các thiết bị của hệ thống cho phù hợp. các bộ controller này đều có ưu thế riêng phụ thuộc vào hệ thống của ta mà dùng loại nào.
còn VSD là bộ biến tần dùng để điều khiển tốc độ của Bơm, trong bản vẽ viết tắt như thế còn gọi là điều khiển vô cấp tốc độ.
như ban nói hệ thống cua bạn là toà nhà văn phòng thì quy mô cung nhỏ.
chủ yéu là tín hiệu điều khiển nhiều hay ít, nếu điều khiển luôn chiếu sáng thì sẽ nhiều.
bạn căn cứ vào tín hiệu điều khiển và toàn bộ thiết bị điều khiển cũng như phương thức truyền thông mà chọn bộ điều khiển.
chuc ban thành cong.
 
Ðề: DDC và PLC

Chào bạn,

Tôi xin bổ xung thêm vì sao có từ DDC. Chính xác DDC là từ viết tắt của Direct Digital Controller, thực chất nó cũng là bộ điều khiển lập trình như PLC, nhưng DDC dùng cho điều khiển HVAC

.
Từ đầu thế kỷ 20, việc điều khiển cho HVAC chủ yếu dựa trên nguyên tắc cơ khí giãn nỡ theo nhiệt độ (lưỡng kim nhiệt, lò xo...) và đại lượng giãn nở này sẽ chuyển qua điều khiển các van khí nén để điều chĩnh nhiệt độ.

Từ những năm 1970 trở đi, ngành công nghiệp điện tử phát triển. Người ta mới chế tạo các bộ điều khiển điện tử và các van điện. Vì vậy, các bộ điều khiển sẽ điều khiển trực tiếp đến các van mà không cần thông qua hệ khí nén. Và người ta gọi nó là Direct digital controller.

Nếu bạn cần thêm tài liệu về DDC có thể liên hệ qua [email protected]
 
Ðề: DDC và PLC

Chào bạn billleevn!

Mặc dù hiện nay cũng có rất nhiều tranh luận rằng dùng PLC thay thế được cho DDC và ngược lại DDC có thể thay thế được PLC, theo tôi không thể đánh giá được rằng PLC tốt hơn DDC hay DDC tốt hơn PLC vì chúng là 2 đối tượng hoàn toàn khác nhau. Một số điểm phân biệt như sau:

1. Đối tượng điều khiển
- DDC: đối tượng điều khiển của DDC là thiết bị điều hoà không khí và các cơ cấu chấp hành của hệ thống cơ điện trong toà nhà, hệ thống DHKK cho các nhà máy
- PLC: thiết bị cơ cấu chấp hành trong nhà máy, xưởng sản xuất.
2. Mục đích ứng dụng
- DDC: điều khiển các thiết bị cơ điện để tiết kiệm điện năng. Một DDC thông thường quản lý vài chục điểm tín hiệu vào ra.
- PLC: tự động hoá quá trình sản xuất và đạt chất lượng sản phẩm cao. Một PLC có thể quản lý tới vài ngàn điểm tín hiệu vào ra
3. Không gian và phương thức bố trí
- DDC: Các tủ DDC được bố trí tại các phòng kỹ thuật tại các tầng của toà nhà để quản lý các thiết bị của hệ thống điều hoà, các thiết bị cơ điện của các tầng đó. Phòng điều khiển trung tâm thường được đặt tại tầng hầm của toà nhà (BMS). Các DDC được bố trí theo chiều dọc của tòa nhà. Một hệ thống BMS có thể có vài ngàn DDC.
- PLC: PLC thường được sử dụng trong các hệ thống SCADA, DCS với các tủ PLC, các tủ FCS được đặt tại trung tâm của một phân xưởng hoặc nhà máy để quản lý các thiết bị đo lường và cơ cấu chấp hành trong phân xưởng này. PLC đóng vai trò là trung tâm, đầu não cho điều khiển hoạt động các thiết bị cơ điện của một phân xưởng lớn, đảm bảo tất cả các quá trình phối hợp với nhau ổn định, nhịp nhàng để đạt được chất lượng sản phẩm đầu ra là tốt nhất. Trong một hệ thống có thể có vài đến vài chục PLC.
4. Một điểm khác biệt rất lớn giữa DDC và PLC là giao thức truyền thông: do đặc thù về mặt không gian bố trí theo chiều dọc của các DDC. Để Máy tính vận hành của hệ thống BMS tại phòng điều khiển trung tâm của toà nhà (tầng hầm) với ít dây dẫn tín hiệu nhất và dễ dàng nhất cho việc thi công, các DDC được thiết kế để cho phép truyền thông nối tiếp từ DDC nọ sang DDC kia và tới máy tính vận hành. Các giao thức phổ biển hiện nay là Bacnet MS/TP, Lonwork, N2 Open...

Tôi có một số tài liệu liên quan, nếu bạn quan tâm thì liên hệ với tôi theo địa chỉ email: [email protected] nhé
 
Ðề: DDC và PLC

Chào các Bác.

Tôi xin lưu ý một điều là: các van khí nén hiện nay vẫn được dùng rất rộng rãi và khó có thể thay thế trong các môi trường dễ cháy nổ như nhà máy hóa chất (axis Lâm Thao, Axis Tân Bình... nhà máy Lọc hóa dầu, Gas...).
Mặc dù tìm hiểu về PLC và DDC đã được một thời gian, nhưng thực sự phải nói rằng tôi không thể tìm thấy một tài liệu nào giải thích tại sao lại gọi các bộ điều khiển của hệ thống BAS/BMS là DDC cả.

Tôi thấy có một số đặc điểm sau liên quan đến cách gọi tên DDC:
1. Có một số lượng khá lơn các bộ DDC được sản xuất với các thuật toán có sẵn để điều khiển cho một số thiết bị trong hệ thống điều hòa như: VAV, FCU, Roof top Unit... Các bộ DDC chỉ cần configure để chọn chế độ điều khiển phù hợp mà không cần phải lập trình.
2. Với các bộ DDC free Programable (lập trình được giống như PLC). Phần lớn tín hiệu điều khiển là DO, đối với các yếu tố có độ quán tính cao việc lập trình điều khiển cho các thiết bị HVAC cũng chỉ thực hiện với 01 vòng điều khiển PID. Trong khi đó, để đạt chất lượng sản phẩm đầu ra PLC được lập trình với nhiều vòng PID lồng vào nhau.
3. Các tủ DDC thường chỉ có vài chục điểm vào ra IO, được thiết kế với các rơle trung gian đặt trong tủ và đấu nối trực tiếp với các tiếp điểm của các tủ điện động lực điều khiển các thiết bị cơ điện trong tòa nhà. (Với PLC, các PLC và các module mở rộng thường được lắp đặt trong các tủ FCS với số lượng các điểm IO có thể lên đến vài trăm điểm. Sau đó được đấu nối sang tủ Rơle trung gian Marshalling, các tiếp điểm từ tủ Marshalling sau đó sẽ được đấu nối với các instrument và các cơ cấu chấp hành.
4. Theo khuyến cáo của các hãng sản xuất thiết bị BMS, khoảng cách dây dẫn tín hiệu từ các thiết bị về DDC cần đảm bảo nhỏ hơn 50m. Với các PLC, đặc biệt là các PLC high performance dùng trong DCS, chiều dài dây dẫn cho phép lơn hơn nhiều, có thể lên tới 600m.

Trên đây là một số nhận xét chủ quan của tôi. Các bác đừng cười nhé.
 
Ðề: DDC và PLC

Dear các bác

Theo em về tại sao lại là DDC mà không phải PLC phổ biến ứng dụng cho các Building đơn giản vì tốc độ xử lý truyền thông. Các bộ PLC thông thường có tốc độ xử lý nhanh hơn nhiều DDC để đáp ứng yêu cầu sản xuất trong công nghiệp. Đối với hệ HVAC thì không yêu cầu vòng quét dữ liệu cao như khả năng của PLC. Sẽ không có vấn đề gì nếu áp dụng PLC vào thiết kế điều khiển một hệ HVAC nhưng chỉ cần một hệ thống DDC với tốc độ truyền thông vừa phải giá cả phải chăng đã hoàn toàn đạt được mục đích giám sát và điều khiển toà nhà. Trong hầu hết các trường hợp khi dùng một giải pháp về DDC điều khiển cho toà nhà bao giờ giá cũng down hơn so với PLC.
Ngoài ra DDC được thiết kế đặc biệt chuyên dùng cho HVAC sử dụng giao thức và chuẩn riêng so với PLC nó đáp ứng được hết các yếu tố điều khiển trong HVAC từ AHU, PAU, VAV, Chiller....dễ dàng cài đặt ứng dụng DDC rõ ràng khác với mục đích thiết kế PLC có phạm vi khá rộng rãi trong công nghiệp đáp ứng yêu cầu cao về độ chính xác, tốc độ, khả năng lập trình ứng dụng.
Để trả lời đơn giản nhất cho bạn billleevn

1. Đặc điểm chung của DDC và PLC?
Cùng là bộ điều khiển có khả năng lập trình được.
2. Ứng dụng DDC và PLC ở những kiểu công trình như thế nào?
DDC sử dụng chủ yếu cho các Building còn PLC chủ yếu sử dụng trong các nhà máy công nghiệp
3. DDC, PLC cái gì tốt hơn? trong trường hợp nào?
Việc so sánh cái nào tốt hơn là rất khó vì nó có ứng dụng khác nhau
4. Ý kiến thêm của các bác...?
Xem thêm các ý kiến ở trên ạ.

Về khoảng cách tín hiệu về DDC tuỳ thuộc vào loại tín hiệu là AI,AO hay DI,DO...phụ thuộc loại dây truyền dẫn tín hiệu...khoảng cách cho DI,DO với chiều dài khoảng hơn 200m vẫn hoàn toàn được với đôi dây 1.5 mm2 chẳng hạn ạ. Tuỳ thuộc vào từng công trình thì sẽ có tính toán riêng.

Xin ý kiến thêm của các bác ạ.
 
Ðề: DDC và PLC

Nếu giả dụ CPU của HP có tốc độ xử lý 1.5Mhz thì thể nào Acer, Asus, Dell...cũng có đủ đội ngũ chuyên gia để tìm ra được cách nâng cao tốc độ xử lý của CPU tương tự như PLC và DDC vậy. Chưa hẳn là PLC có tốc độ xử lý nhanh như DDC và cũng tuỳ thuộc vào hãng sản xuất, ứng dụng về kiểu truyền thông xuyên suốt trong từng toà nhà : Ethernet, MS-TP,Bacnet IP, Bacnet MS-TP,...Và giá của DDC thường đắt hơn PLC, đó là chưa tính IO mở rộng thêm. Một Server cho hệ BMS cũng có khả năng quản lý lên tới vài chục ngàn điểm ( point ) chứ ko lè tè như suy nghĩ của các bác. Còn vì sao nó được sử dụng trong toà nhà nhiều hơn PLC thì tôi cũng có một vài suy nghĩ sau nhiều vài năm lăn lộn là nó có ưu điểm là rất cơ động trong việc mở rộng các IO và khả năng tích hợp mạnh mẽ với các nhà cung cấp HVAC trong cùng lĩnh vực. Việc định dạng point I/O đủ các loại U/X/I/O....rất dễ dàng
 
Ðề: DDC và PLC

-Nhận tiện chao đổi về hệ thống lập trình giữa DDC và PLC em có đọc qua các anh trao đổi ở trên:
Theo Ngo Phu Loc: "DDC điều khiển các thiết bị cơ điện để tiết kiệm điện năng. Một DDC thông thường quản lý vài chục điểm tín hiệu vào ra.
- PLC: tự động hoá quá trình sản xuất và đạt chất lượng sản phẩm cao. Một PLC có thể quản lý tới vài ngàn điểm tín hiệu vào ra"
Anh cho em hỏi thêm là hệ thống báo cháy, báo trộm cũng là 1 phần trong hệ thống BMS của tòa nhà, vậy nó được sử dụng theo kiểu lập trình điều khiển DDC hay PLC (hay vi sử lý) và được kết nối với hệ thống BMS theo những chuẩn giao thức truyền thông nào ?
Đặc điểm khác biệt giữa hệ thống báo cháy Zone và Addressible khác nhau ở những điểm nào? vd sơ đồ đấu dây, cách phân biệt nhận biết giữa 2 hệ thống trên.
Anh có thể làm rõ hơn vấn đề này cho em được không ạ. Cám ơn các anh trước nhé.
 
Ðề: DDC và PLC

Theo mình biết. Hệ thống báo cháy sẽ tích hợp với BMS theo hai cách :
1, Trường hợp tích hợp mức cao, nhà thầu BMS sẽ yêu cầu bên báo cháy chỉ ra giao thức kết nối ( có thể là Bacnet, Lon, OPC...) tuỳ theo từng hãng cung cấp thiết bị và hãng BMS khác nhau có khả năng kết nối với các giao thức khác nhau. Nhà thầu BMS dựa vào các giao thức như trên sẽ có các thiết bị gateway tương ứng để tích hợp vào.
Việc liên động giữa các hệ thống bằng lập trình trên DDC theo bài toán thực tế.
2, Trường hợp tích hợp mức thấp ( kết nối điểm điểm ) nhà thầu BMS sẽ yêu cầu bên báo cháy cấp các tiếp điểm khô tương ứng với các zone báo cháy, các tín hiệu này sẽ kết nối với DDC và được BMS sử dụng để lập trình liên động các hệ thống liên quan trong trường hợp có cháy.
Hệ thống báo cháy theo zone và theo địa chỉ thì bạn cứ coi nếu mỗi zone là một địa chỉ thì hệ thống báo cháy theo zone là hệ thống báo cháy địa chỉ. Việc so sánh có khá nhiều tài liệu puplic trên mạng.
 
Back
Bên trên