Cần giúp Đường Bypass của hệ thống làm lanh nước Chiller

Mr. Quang

Thành Viên [LV 0]
Em chào mọi người!
Mọi người có thể giải đáp giúp em về vấn đề sau không ạ: Mục đích chính của việc thiết kế đường Bypass đặt giữa đầu cấp nước lạnh và nước lạnh hồi về bình bay hơi của Chiller là gì không ạ. Vì em tìm hiểu thì đường Bypass này cần thiết bởi vì các máy Chiller không có biến tần nên khi bắt đầu khởi động hệ thống, cần đảm bảo lưu lượng nước hồi về bình bay hơi. Còn bây giờ hầu như Chiller đều đã có biến tần.
Vậy nên đường Bypass này có còn quan trọng không ạ?
Em xin cảm ơn mọi người!
 
Đường by-pass phục vụ cho mục đích cân bằng áp suất và cân bằng lưu lượng cho hệ thống.
Đúng là với bơm có biến tân fthif vai trò của đường by-pass trong điều khiển cũng giảm đi, tuy nhiên vẫn rất cần thiết trong một số trường hợp, VD:
- Khi khởi động chiller, có thể các van chặn AHU và FCU chưa mở (AHU, FCU vận hành độc lập với chiller)
- Khi chạy thử bơm
- Khi biến tần trục trặc
 
Đường by-pass phục vụ cho mục đích cân bằng áp suất và cân bằng lưu lượng cho hệ thống.
Đúng là với bơm có biến tân fthif vai trò của đường by-pass trong điều khiển cũng giảm đi, tuy nhiên vẫn rất cần thiết trong một số trường hợp, VD:
- Khi khởi động chiller, có thể các van chặn AHU và FCU chưa mở (AHU, FCU vận hành độc lập với chiller)
- Khi chạy thử bơm
- Khi biến tần trục trặc
Em cảm ơn ạ!
 
Em chào mọi người!
Mọi người có thể giải đáp giúp em về vấn đề sau không ạ: Mục đích chính của việc thiết kế đường Bypass đặt giữa đầu cấp nước lạnh và nước lạnh hồi về bình bay hơi của Chiller là gì không ạ. Vì em tìm hiểu thì đường Bypass này cần thiết bởi vì các máy Chiller không có biến tần nên khi bắt đầu khởi động hệ thống, cần đảm bảo lưu lượng nước hồi về bình bay hơi. Còn bây giờ hầu như Chiller đều đã có biến tần.
Vậy nên đường Bypass này có còn quan trọng không ạ?
Em xin cảm ơn mọi người!
Xin trả lời Bạn như sau:
Theo như những Tài liệu mình đọc được, thì Mục đích cốt lõi của việc Thiết kế đường By-pass nước (giữa 2 đường cấp S và hồi R của tuyến ống Phân phối nước lạnh tới Phụ tải) trong hệ Chiller là để Bảo vệ Lưu lượng tối thiểu cho Chiller trong cụm TB Chiller của Hệ thống. Có nghĩa là Bộ ĐK tự động sẽ tự động mở Van Motorised (ON-OFF hay Modulating) Bypass khi mà Lưu lượng nước Phụ tải giảm xuống đến mức Gmin (là Lưu lượng tối thiểu yêu cầu của Con Chiller có Lưu lượng lớn nhất). Đây cũng chính là Cơ sở để Thiết kế và tính toán Gía trị ngưỡng cài đặt Setpoint SP cho Bộ ĐK này.
Cho dù Chiller có dùng Biến tần (cho Máy nén) - để điều tiết Công suất của Máy nén theo mức tải Tức thời - hay không, thì cũng không cho phép Máy nén chạy xuống ở Tốc độ (tức Công suất) thật thấp (vì nhiều lý do, như là về bôi trơn chẳng hạn). Vậy nên không thể bỏ qua Thông số bảo vệ về Lưu lượng (nước) tối thiểu của Chiller được!
Nói thêm về Phương thức bảo vệ Lưu lượng nước tối thiểu cho HT Chiller. Với HT dùng bơm hằng tốc (như thời trước) thì giải pháp là TK Bộ bảo vệ by-pass cơ. Điều này cũng có thể thực hiện (nhẹ nhàng hơn) nhờ cài đặt ngưỡng ĐK Tốc độ tối thiểu của Biến tần ĐK Bơm - coi như là cách bảo vệ điện. Ngay cả khi HT có dùng (hay không dùng) Biến tần, để tăng độ tin cậy thì có thể ngừoi ta vẫn TK dùng (thêm) Bộ bảo vệ By-pass cơ như là 1 Bảo vệ cấp 2 thứ cấp (về cơ) dự phòng cho Bộ bảo vệ cấp 1 sơ cấp (về điện) tại biến tần.
Có vài ý trao đổi với Bạn
 
Xin trả lời Bạn như sau:
Theo như những Tài liệu mình đọc được, thì Mục đích cốt lõi của việc Thiết kế đường By-pass nước (giữa 2 đường cấp S và hồi R của tuyến ống Phân phối nước lạnh tới Phụ tải) trong hệ Chiller là để Bảo vệ Lưu lượng tối thiểu cho Chiller trong cụm TB Chiller của Hệ thống. Có nghĩa là Bộ ĐK tự động sẽ tự động mở Van Motorised (ON-OFF hay Modulating) Bypass khi mà Lưu lượng nước Phụ tải giảm xuống đến mức Gmin (là Lưu lượng tối thiểu yêu cầu của Con Chiller có Lưu lượng lớn nhất). Đây cũng chính là Cơ sở để Thiết kế và tính toán Gía trị ngưỡng cài đặt Setpoint SP cho Bộ ĐK này.
Cho dù Chiller có dùng Biến tần (cho Máy nén) - để điều tiết Công suất của Máy nén theo mức tải Tức thời - hay không, thì cũng không cho phép Máy nén chạy xuống ở Tốc độ (tức Công suất) thật thấp (vì nhiều lý do, như là về bôi trơn chẳng hạn). Vậy nên không thể bỏ qua Thông số bảo vệ về Lưu lượng (nước) tối thiểu của Chiller được!
Nói thêm về Phương thức bảo vệ Lưu lượng nước tối thiểu cho HT Chiller. Với HT dùng bơm hằng tốc (như thời trước) thì giải pháp là TK Bộ bảo vệ by-pass cơ. Điều này cũng có thể thực hiện (nhẹ nhàng hơn) nhờ cài đặt ngưỡng ĐK Tốc độ tối thiểu của Biến tần ĐK Bơm - coi như là cách bảo vệ điện. Ngay cả khi HT có dùng (hay không dùng) Biến tần, để tăng độ tin cậy thì có thể ngừoi ta vẫn TK dùng (thêm) Bộ bảo vệ By-pass cơ như là 1 Bảo vệ cấp 2 thứ cấp (về cơ) dự phòng cho Bộ bảo vệ cấp 1 sơ cấp (về điện) tại biến tần.
Có vài ý trao đổi với Bạn
Câu trả lời của anh khá chi tiết. Ngoài ra trong các tài liệu anh đã tham đọc có nói đến vị trí tối ưu khi bố trí cụm Bypass không? Anh có thể nói thêm về vấn đề này cho anh em mở man nhé. Nên bố trí van bypass ở gần chiller hay bố trí ở các điểm bất lợi nhất.
 
Xin trả lời Bạn như sau:
Theo như những Tài liệu mình đọc được, thì Mục đích cốt lõi của việc Thiết kế đường By-pass nước (giữa 2 đường cấp S và hồi R của tuyến ống Phân phối nước lạnh tới Phụ tải) trong hệ Chiller là để Bảo vệ Lưu lượng tối thiểu cho Chiller trong cụm TB Chiller của Hệ thống. Có nghĩa là Bộ ĐK tự động sẽ tự động mở Van Motorised (ON-OFF hay Modulating) Bypass khi mà Lưu lượng nước Phụ tải giảm xuống đến mức Gmin (là Lưu lượng tối thiểu yêu cầu của Con Chiller có Lưu lượng lớn nhất). Đây cũng chính là Cơ sở để Thiết kế và tính toán Gía trị ngưỡng cài đặt Setpoint SP cho Bộ ĐK này.
Cho dù Chiller có dùng Biến tần (cho Máy nén) - để điều tiết Công suất của Máy nén theo mức tải Tức thời - hay không, thì cũng không cho phép Máy nén chạy xuống ở Tốc độ (tức Công suất) thật thấp (vì nhiều lý do, như là về bôi trơn chẳng hạn). Vậy nên không thể bỏ qua Thông số bảo vệ về Lưu lượng (nước) tối thiểu của Chiller được!
Nói thêm về Phương thức bảo vệ Lưu lượng nước tối thiểu cho HT Chiller. Với HT dùng bơm hằng tốc (như thời trước) thì giải pháp là TK Bộ bảo vệ by-pass cơ. Điều này cũng có thể thực hiện (nhẹ nhàng hơn) nhờ cài đặt ngưỡng ĐK Tốc độ tối thiểu của Biến tần ĐK Bơm - coi như là cách bảo vệ điện. Ngay cả khi HT có dùng (hay không dùng) Biến tần, để tăng độ tin cậy thì có thể ngừoi ta vẫn TK dùng (thêm) Bộ bảo vệ By-pass cơ như là 1 Bảo vệ cấp 2 thứ cấp (về cơ) dự phòng cho Bộ bảo vệ cấp 1 sơ cấp (về điện) tại biến tần.
Có vài ý trao đổi với Bạn
Dạ, xin phép được xưng cháu với bác ạ. Cháu có tìm đọc vài bài viết thì thấy mọi người có nói câu tương tự "Lưu lượng tối thiểu yêu cầu của Con Chiller có Lưu lượng lớn nhất".
- Cháu thắc mắc là lưu lượng tối thiểu đó thì tùy vào tải lạnh yêu cầu từng thời điểm khác nhau hay dựa vào Catalogue máy Chiller để mình có thể xác định được ạ?
- Cháu đang làm đồ án, khi tính chọn máy chiller thì đều chọn các máy có năng suất giống nhau, vì vậy thì làm sao mà mình có thể xác định được con máy Chiller nào đang hoạt động với tải yêu cầu cao nhất để biết lưu lượng nước lớn nhất vậy ạ?
Xin cảm ơn bác đã giải đáp ạ
 
Câu trả lời của anh khá chi tiết. Ngoài ra trong các tài liệu anh đã tham đọc có nói đến vị trí tối ưu khi bố trí cụm Bypass không? Anh có thể nói thêm về vấn đề này cho anh em mở man nhé. Nên bố trí van bypass ở gần chiller hay bố trí ở các điểm bất lợi nhất.
Xin lỗi, mình chưa hiểu ý bạn trong từ "vị trí tối ưu...".
Nói chung thì, với Nhiệm vụ được giao (bảo vệ LL tối thiểu cho Chiller) của mình trước các Biến thiên ngẫu nhiên (do thay đổi LL) của các Phụ tải Dàn lạnh, cách và vị trí đạt tốt nhất của Van By-pass là Đấu tắt rẽ dòng chảy của các Phụ tải (tạo Đường dẫn song song hồi về cụm Chiller). Vị trí này, không có chỗ nào tốt hơn là ở ngay tại Thanh góp Header ổ ngay đầu trục ống phân phối Supply-Return.
Không biết nói thế có đúng ý bạn hỏi không?
 
Dạ, xin phép được xưng cháu với bác ạ. Cháu có tìm đọc vài bài viết thì thấy mọi người có nói câu tương tự "Lưu lượng tối thiểu yêu cầu của Con Chiller có Lưu lượng lớn nhất".
- Cháu thắc mắc là lưu lượng tối thiểu đó thì tùy vào tải lạnh yêu cầu từng thời điểm khác nhau hay dựa vào Catalogue máy Chiller để mình có thể xác định được ạ?
- Cháu đang làm đồ án, khi tính chọn máy chiller thì đều chọn các máy có năng suất giống nhau, vì vậy thì làm sao mà mình có thể xác định được con máy Chiller nào đang hoạt động với tải yêu cầu cao nhất để biết lưu lượng nước lớn nhất vậy ạ?
Xin cảm ơn bác đã giải đáp ạ
Xin trả lời Bạn như sau:
1- Lưu lượng tối thiểu là 1 Thông số bảo vệ của con Chiller (do Nhà SX chỉ định) chứ không liên quan gì đến Phụ tải. Mục đích là để bảo vệ chống đông đá cho Dàn Bầu bay hơi của nó.
2- Các con Chiller, nếu được kết nối với HT ĐK thông minh của HT Lạnh Chiller Plant (như BMS chẳng hạn) sẽ được luân chuyển hoạt động với sự phân chia Thời gian chạy hợp lý theo Tỷ lệ Công suất. Các Chiller thường chọn giống nhau cho dễ thực hiện việc phân chia Lưu lượng và điều khiển.
Ngoài ra, để phân chia Lưu lượng nước lạnh giữa các Chiller hợp lý, người ta còn bố trí các Van cân bằng trong từng nhánh Chiller.
Bài toán ĐK này cũng hơi rườm ra nên mình không trình bày ở đây.
Chỉ xin nói nôm na cho bạn dễ hiểu vậy thôi.
 
Xin trả lời Bạn như sau:
1- Lưu lượng tối thiểu là 1 Thông số bảo vệ của con Chiller (do Nhà SX chỉ định) chứ không liên quan gì đến Phụ tải. Mục đích là để bảo vệ chống đông đá cho Dàn Bầu bay hơi của nó.
2- Các con Chiller, nếu được kết nối với HT ĐK thông minh của HT Lạnh Chiller Plant (như BMS chẳng hạn) sẽ được luân chuyển hoạt động với sự phân chia Thời gian chạy hợp lý theo Tỷ lệ Công suất. Các Chiller thường chọn giống nhau cho dễ thực hiện việc phân chia Lưu lượng và điều khiển.
Ngoài ra, để phân chia Lưu lượng nước lạnh giữa các Chiller hợp lý, người ta còn bố trí các Van cân bằng trong từng nhánh Chiller.
Bài toán ĐK này cũng hơi rườm ra nên mình không trình bày ở đây.
Chỉ xin nói nôm na cho bạn dễ hiểu vậy thôi.
Cảm ơn bác rất nhiều ạ!
 
1704681380941.png

Gửi bạn cái ví dụ để dễ hình dung.
 
Câu trả lời của anh khá chi tiết. Ngoài ra trong các tài liệu anh đã tham đọc có nói đến vị trí tối ưu khi bố trí cụm Bypass không? Anh có thể nói thêm về vấn đề này cho anh em mở man nhé. Nên bố trí van bypass ở gần chiller hay bố trí ở các điểm bất lợi nhất.
Xét về mặt energy performance thì đặt Bypass valve ở gần chiller (phòng chiller) sẽ là tối ưu vì nó sẽ hạn chế lưu lượng không cần thiết đi vào hệ thống distribution.

Ngoài ra, bypass valve thường đi kèm với Flowmeter; nếu bạn đặt bypass ở xa flowmeter, dẫn đến hệ thống điều khiển sẽ không tốt (delay, nhiễu tín hiệu, bla bla bla).
 
Xin lỗi, mình chưa hiểu ý bạn trong từ "vị trí tối ưu...".
Nói chung thì, với Nhiệm vụ được giao (bảo vệ LL tối thiểu cho Chiller) của mình trước các Biến thiên ngẫu nhiên (do thay đổi LL) của các Phụ tải Dàn lạnh, cách và vị trí đạt tốt nhất của Van By-pass là Đấu tắt rẽ dòng chảy của các Phụ tải (tạo Đường dẫn song song hồi về cụm Chiller). Vị trí này, không có chỗ nào tốt hơn là ở ngay tại Thanh góp Header ổ ngay đầu trục ống phân phối Supply-Return.
Không biết nói thế có đúng ý bạn hỏi không?
Theo tài liệu em đọc được thì đường Bypass có thể bố trí gần header như anh nói và cũng có thể bố trí tại "the end of the cooling loop". Mỗi vị trí em thấy có ưu và nhược điểm riêng, cụ thể bố trí xa header đòi hỏi phải tốn năng lượng cho bơm hơn nhưng có thể tránh được tình trạng short circuit => low delta T. Trường hợp này em nghỉ chỉ gặp ở các dự án như khách sạn hay căn hộ khi nhu cầu sử dụng lạnh thấp.
Không biết anh alone160162 và các anh có gặp trường hợp này chưa cho em xin ít kinh nghiệm nhé.
1704682576475.png
 
Back
Bên trên