Duong Kin Day Dan

liemthanhnguyen

Thành Viên [LV 0]
Chao!
co the cho minh hoi hai van de nay mot ti nhe, thanh that cam on truoc.
1/Tai sao duong kin day dan trung tin cua cap nguon 3 pha thi day trung tin duoc san xuat nho hon day pha.(vl du: 3*10 + 1*0,6)ben ngoai vo day hgi nhu the do, minh nghi khi hoat dong thi dong dien deu chay tren ca day pha day trung tin deu nhu nhau ma, tai sao lai san xuat nho hon.
2/Neu khi lap dat duong kin day trung tin, day noi dat nho hon day pha nhieu lan co sao khong, lam sao minh co the biet duoc no co phu hop khong, hay bat buob khi thiet ke phai chon tat ca day pha , trung tin, va day noi dat duong kin deu phai bang nhau.
Chan thanh cam on cac ban, mong giup do
 
Trả lời: Duong Kin Day Dan

Chào bác!
trên dây dẫn 3pha thì dây trung tính đóng vai trò là dây nối đất an toàn bảo vệ cho thiết bị không có chức năng truyền tải công suất.
cho nên khi thiết kế dây dẫn trung tính người ta không cần thiết kế dây dẫn trung tính có tiết diện như các dây L1,L2.L3.
còn khi cấp nguồn 3 pha thì điện áp dây pha là 380V và điện áp dây là 220V-240V.
vấn đề này cũng giống như gấn thiết bị bảo vệ trên dây pha chứ không gắn thiết bị bảo vệ trên dây trung tính.
example: để gắn thiết bị bảo vệ quá dòng cho động cơ 3pha thì người ta luôn sử dụng rờ le quá dòng gắn trực tiếp trên các dây pha.L1.L2.L3.
 
Ðề: Duong Kin Day Dan

- nếu lắp đặt cáp nhiều lõi trong hệ thống mạch tải 3 pha (ví dụ động cơ 3p) thì chỉ cần sử dụng cáp có dây trung tính nhỏ để tiết kiệm tiền, trường hợp này dây trung tính chỉ có vai trò giảm độ lệch điện áp pha trong hệ thống (dòng cân bằng trong dây trung tính nhỏ hơn nhiều so với dòng pha), ngoài ra còn làm nhiệm vụ nối đất an toàn và bảo vệ
- trường hợp sử dụng cáp cho hệ thống hỗn hợp (tải 1 pha và 3 pha) thì nên dùng cáp có dây trung tính bằng với dây pha bởi vì trong trường hợp hệ thống chỉ sử dụng 1 pha thì dòng trong dây trung tính bằng với dòng pha
 
Ðề: Trả lời: Duong Kin Day Dan

Chào bác!
trên dây dẫn 3pha thì dây trung tính đóng vai trò là dây nối đất an toàn bảo vệ cho thiết bị không có chức năng truyền tải công suất.
cho nên khi thiết kế dây dẫn trung tính người ta không cần thiết kế dây dẫn trung tính có tiết diện như các dây L1,L2.L3.
còn khi cấp nguồn 3 pha thì điện áp dây pha là 380V và điện áp dây là 220V-240V.
vấn đề này cũng giống như gấn thiết bị bảo vệ trên dây pha chứ không gắn thiết bị bảo vệ trên dây trung tính.
example: để gắn thiết bị bảo vệ quá dòng cho động cơ 3pha thì người ta luôn sử dụng rờ le quá dòng gắn trực tiếp trên các dây pha.L1.L2.L3.

Trung tính với nối đất là khác nhau chứ. Nếu nối delta thì không có dây trung tính, chỉ có trong kiểu nối Y.
Dây nối đất là dây dùng cho mục đích an toàn và được nối với vỏ và/hoặc phần kim loại của thiết bị để truyền dòng điện rò, nếu có, xuống đất. Thông thường dây tiếp địa có tiết diện nhỏ hơn dây dẫn, tuy nhiên ở tiết diện nhỏ thì có khi lấy bằng dây dẫn luôn.
Điện áp dây là 380V, đuợc đo giữa hai dây pha với nhau. Điện áp pha là 220V được đo giữa một dây pha và dây trung tính.
Và các động cơ 3 pha thông thường nối kiểu delta, chỉ các động cơ có dòng khởi động lớn mới dùng nối Y/delta cho lúc khởi động, vì vậy bạn nhìn thấy cái over load protector có 3 chân là đúng rồi. Cái này không ngắt điện trực tiếp (bạn không tin ấn thử contactor xem) mà nó sẽ tác động làm thay đổi trạng thái của tiếp điểm 95,96 từ NC sang NO dẫn đến cuộn của contactor không được cấp nguồn.
 
Ðề: Duong Kin Day Dan

Chao!
co the cho minh hoi hai van de nay mot ti nhe, thanh that cam on truoc.
1/Tai sao duong kin day dan trung tin cua cap nguon 3 pha thi day trung tin duoc san xuat nho hon day pha.(vl du: 3*10 + 1*0,6)ben ngoai vo day hgi nhu the do, minh nghi khi hoat dong thi dong dien deu chay tren ca day pha day trung tin deu nhu nhau ma, tai sao lai san xuat nho hon.
2/Neu khi lap dat duong kin day trung tin, day noi dat nho hon day pha nhieu lan co sao khong, lam sao minh co the biet duoc no co phu hop khong, hay bat buob khi thiet ke phai chon tat ca day pha , trung tin, va day noi dat duong kin deu phai bang nhau.
Chan thanh cam on cac ban, mong giup do

Chào các pac. Mình nhớ không lầm là dây trung tính trong điện 3 pha bình thường nếu 3 pha cân bằng (3 pha lệch nhau 120 độ) thì điện không qua dây trung tính, khi có trường hợp lệch pha thì dòng điện sẽ về dây tt. Do đó khi phân bổ công suất các thiết bị cần phải trải đều trên các pha để tránh lệch pha. Do đó khi chọn dây tt trong mạch ba pha mình chỉ cần chọn công suất trên 1 pha > tiết diện dây tt.
 
Ðề: Duong Kin Day Dan

Thực ra vấn đề liemthanhnguyen đưa ra phụ thuộc va2p đặc điểm của lưới điện thôi! Dây N (trung tính) nếu ở trong tải cân bằng thì dòng điện thường bằng 0. Nếu dòng điện bằng 0 thì không dùng dây trung tính nữa. Nếu tải 1 pha là rất nhỏ so với tải 3 pha thì dùng dây N có tiết diện rất nhỏ so với dây pha.
Trong thực tế, lưới điện là tổng hòa của các tải 1 pha và 3 pha. Với tải 3 pha dùng cho các motor điện thì thường cân bằng nên khộng dùng dây N, tuy nhiên lúc đó, người ta phải dùng dây tiếp địa hay dây bảo vệ (PE) để nối vỏ máy. Tiết diện dây PE thường theo các quy định về an toàn điện.
Với tải 1 pha, các tải 1 pha sẽ phân đều vào cả 3 pha nhằm tạo ra một tải 3 pha mang tính cân bằng nhất. Tuy nhiên tải 1 pha là tải bất thường nên khó có thể tính dòng thực sự tải trên dây N. Chắc ăn thì theo tiêu chuẩn Úc dây N = dây pha nếu tải 1 pha quá nhiều. Nếu có sự khôn ngoan thì coi việc lệch tải giữa các pha khoảng 30%, dòng điện sẽ lệch nhau khoảng 20%, tiết diện dây sẽ giảm đi 1/2. TCVN cho phép điều này khi tính toán dây. Tôi thì ủng hộ tiêu chuẩn Úc hơn vì dù sao tôi cũng ngủ yên (không sợ sự cố). Tuy nhiên nếu khách hàng thực sự cần tiết kiệm dây cáp thì tôi vẫn áp dụng TCVN.
 
Back
Bên trên