Cần giúp Giảm lưu lượng bơm nước lạnh khi bơm quá lớn

tony_huu

Thành Viên [LV 0]
Hi anh em,
Mình muốn tìm hiểu những lưu ý khi giảm lưu lượng của bơm nước lạnh trong hệ thống HVAC (primary pump của chiller) khi bơm lớn hơn yêu cầu, chủ yếu để tiết kiệm điện :).
Theo mình biết thì:
- cần kiểm tra flow rate range của chiller và đảm bảo lưu lượng mới phải nằm trong dãy đó.(nếu chiller có lưu lượng cố định thì bó tay).
- Đảm bảo chiều cao cột áp vẫn đủ cấp cho các khu vực ở xa.
Ngoài ra thì mình còn cần lưu ý thêm gì nữa không, cụ thể như thế nào, chẳng hạn như:
- giới hạn lưu lượng nước qua các cooling coil hay AHU?
- kích thước các đường ống nước lạnh có phù hợp với lưu lượng mới?
- ....
Mong anh em chỉ giáo giúp.
 
Ðề: Giảm lưu lượng bơm nước lạnh khi bơm quá lớn

Bơm nước lạnh sơ cấp có lưu lượng quá lớn so với lưu lượng yêu cầu của Chiller thì giảm lưu lượng đi cho phù hợp, đâu cần quan tâm đến FCU, AHU, pipe, cột áp hệ thống,... Bơm nước lạnh thứ cấp mới cấp nước lạnh trên hệ thống.
 
Ðề: Giảm lưu lượng bơm nước lạnh khi bơm quá lớn

giảm lưu lượng là chuyện bình thường, ví như đang chạy 2 chill tắt 1 thì đương nhiên bơm cũng tắt 1.
chỉ có điều cần xem là bạn giảm bằng cách gì, có ảnh hưởng tới bới bơm không. nếu giảm không đúng cách có khi bơm bốc khói luôn thì tốt
\:D/
 
Ðề: Giảm lưu lượng bơm nước lạnh khi bơm quá lớn

Cám ơn anh em đã đóng góp ý kiến.
Mình xin nói rõ hơn về hệ thống:
- Đây là hệ thống hiện hữu gồm 2 chiller 525 RT, dùng 2 bơm 37Kw, không có bơm nước lạnh sơ cấp.
- Sau khi đo đạc, tính toán lại thì thấy rằng delta T đường nước lạnh rất thấp :thường dưới 4oC; bơm thực tế cần chỉ khoảng 22Kw.
Do vậy mình đang tính tới phương án gắn biến tần để giảm công suất bơm, điều khiển theo lưu lượng nước lạnh hồi về.
Như ý kiến bác Do Quan, thì chắc là ok.
Anh em nào có kinh nghiệm qua về vấn đề này xin chia sẻ thêm
 
Ðề: Giảm lưu lượng bơm nước lạnh khi bơm quá lớn

hi Tony,
Gắn biến tần cho bơm là hợp lý rùi, nhưng phải xác định là chiller có cho phép thay đổi lưu lượng không. lưu lượng tối thiểu chiller là bn, điều khiển biến tần ntn,
đk theo lưu lượng hồi bằng cách nào ?
 
Ðề: Giảm lưu lượng bơm nước lạnh khi bơm quá lớn

lưu lượng nước lưu thông của mỗi chill là tương đối cố định. vì vậy, nếu bạn giảm thì dễ bị đóng đá trong ống nước lạnh, có thể chết bơm, nổ ống, hoặc báo lỗi ngừng máy thường xuyên.
bởi vậy, nếu 2 bơm cho 2 chill thì ngừng 1 được. nhưng một bơm 1 chill, thì không giảm được, trừ trường hợp thiết kế sai, thừa công suất thì phải thay bơm nhỏ hơn.
như con toán bạn nêu e là tự mình hại mình đấy. mình đã chứng kiến các trường hợp nổ ống, nổ dàn rùi, nếu bạn muốn chứng kiến thì .......
 
Ðề: Giảm lưu lượng bơm nước lạnh khi bơm quá lớn

Cám ơn anh em đã đóng góp ý kiến.
Mình xin nói rõ hơn về hệ thống:
- Đây là hệ thống hiện hữu gồm 2 chiller 525 RT, dùng 2 bơm 37Kw, không có bơm nước lạnh sơ cấp.
- Sau khi đo đạc, tính toán lại thì thấy rằng delta T đường nước lạnh rất thấp :thường dưới 4oC; bơm thực tế cần chỉ khoảng 22Kw.
Do vậy mình đang tính tới phương án gắn biến tần để giảm công suất bơm, điều khiển theo lưu lượng nước lạnh hồi về.
Như ý kiến bác Do Quan, thì chắc là ok.
Anh em nào có kinh nghiệm qua về vấn đề này xin chia sẻ thêm

Theo tôi nghĩ bạn nên cung cấp sơ đồ hệ thống nước lạnh và thông số lưu lượng, cột áp bơm thì mọi người mới có thể đưa ra giải pháp chính xác và phù hợp. Hệ thống nước lạnh đơn giản (chỉ có một cấp bơm) nếu AHU, FCU dùng van điện 2 ngã để điều khiển thì phải có đường ống bypass giữa đường ống nước cấp và nước hồi chính để điều chỉnh lưu lượng nước lạnh qua hệ thống AHU, FCU khi tải lạnh thay đổi dựa vào chênh áp giữa đường cấp và hồi, còn lưu lượng qua chiller thường giữ không đổi. Còn nếu dùng van 3 ngã thì lưu lượng qua hệ thống luôn không đổi.
Có thể cột áp làm việc thực tế của bơm thấp hơn cột áp thiết kế nên lưu lượng bơm tăng lên dẫn đến delta T thấp. Nếu đúng như vậy bạn thử đóng bớt van trên đường ống đẩy của bơm để giảm lưu lượng xuống đúng lưu lượng thiết kế rồi kiểm tra xem công suất của bơm (thông qua việc đo dòng diện qua bơm) giảm được bao nhiêu? Nếu các thông số vận hành của hệ thống đạt theo thiết kế và công suất bơm giảm đáng kể thì OK. Xong.
Lưu ý 37kW là công suất định mức của động cơ bơm, bạn cần đo dòng điện và tính toán công suất tiêu thụ thực tế của bơm. Có thể công suất làm việc thực tế thấp hơn nhiều khi đó việc thay động cơ vừa tốn kém lại không mang lại hiệu quả cho lắm.
 
Back
Bên trên