Công Nghiệp Hệ thống tích trữ lạnh dùng quả cầu nhiệt( Ice ball)

atinh

Thành Viên [LV 5]
Đây là công nghệ \'hơi mới\' ở VN do ít được ứng dụng. Tuy nhiên theo như một số tài liệu phân tích và bài viết của anh tam ciat thì nó có hiệu quả kinh tế cao. Nhìn chung nó có 2 dang thế này:
- Thiết kế bình TTL để giảm tiền điện, công suất bình lớn, đầu tư cao,
- Thiết kế để giảm tải đỉnh( chiller chẳn hạn), do đó giảm chi phí đầu tư, công suất tuỳ chọn.
Anh em bình luận thêm vấn đề này để chúng ta có cái nhìn cơ bản về hệ thống này nhé
 
Trả lời: Hệ thống tích trữ lạnh dùng quả cầu nhiệt( Ice ball)

Theo mình thì hệ thống Tích trữ lạnh nó có ưu điểm thế này:
+ tiết kiệm được tiền điện nhờ sử dụng điện 3 giá. Thời gian thu hồi vốn đầu tư cho hệ thống là từ 3-5 năm.
+ Tiết kiệm năng lượng, nhiệt độ ngưng tụ giảm 1 độ C thì tiết kiệm được 2% năng lượng.
+ Diện tích lắp đặt cũng không quá lớn, 1 bình đường kính 2.2m và cao 1.8m có thể tích trữ được khoảng 120 Tons.
Tuy nhiên nhược điểm của hệ thống là:
+ giá thành đầu tư cao do thêm thiết bị như heat exchanger, chiller phải chạy ở 2 chế độ là làm lạnh bình thường và làm đá.
+ Tổn thất nhiệt ở heat exchanger và bình tích trữ.
+ Nếu tích trữ dạng viên (Ice ball) thì khó kiểm soát được công suất sau 1 thời gian sử dụng.
Một số ý trao đổi. Xin được anh em chỉ giáo thêm.
 
Trả lời: Hệ thống tích trữ lạnh dùng quả cầu nhiệt( Ice ball)

Thanks bác, Ice có 2 mục đích thiết kế
- giảm Tải đỉnh cho hệ thống: Cái này thì mục đích chỉ bù một phần tải cho CH ở giò cao điểm, khi dó thì CH được thiết kế với công suất nhỏ hơn
- Giảm tiền điện: hệ này đc thiết kế khi giá điện chênh lệch rất cao giữa cao điểm và thấp điểm. nên hệ thống là tích trữ toàn phần- Chi phí đầu tư sẽ rất cao.
Tuy nhiên tình hình các trung tâm TP thì ko thể áp dụng toàn phần rùi ( mặt băng)
Hệ thống một phần được xem như là tiềm năng với kiểu ICE- BALL
 
Trả lời: Hệ thống tích trữ lạnh dùng quả cầu nhiệt( Ice ball)

Chào atinh,

Ko ai quan niệm như bạn cả!
Đồng ý là có dạng trữ lạnh hoàn toàn, nhưng bài toán đặt ra là kinh tế kĩ thuật nên người ta thường cân nhắc việc trữ lạnh chiếm bao nhiêu phần trăm tải lạnh để đảm bảo việc đầu tư và thu hồi vốn nằm trong khoảng chấp nhận được, ko phải thiết kế ice-storage để chiller nhỏ lại ( nó hoàn toàn ko có lợi về mặt kinh tế) mà việc chiller nhỏ lại là một thuận lợi của hệ thống ice-storage, giúp cho nó đỡ nặng nề hơn ở chi phí ban đầu.
Vì phải cân nhắc giữa đầu tư ban đầu và thời gian thu hồi vốn nên khi thiết kế bạn phải chọn giá trị bao nhiêu phần trăm cho ice-storage là thích hợp ( tôi nhớ ko lầm thì ở Singapore là 20%)còn ở Việt Nam chắc phải đợi bạn công bố!
Một số góp ý cùng bạn
 
Trả lời: Hệ thống tích trữ lạnh dùng quả cầu nhiệt( Ice ball)

Cám ơn anh
Việc chọn công suất thì chúng ta dựa và 2 biểu đồ
- Sơ đồ phụ tải trong 24 giờ
- Sơ đồ phân bố tải trong một năm
Tuy nhiên theo kinh nghiệm bác nói 20-40%, Vậy khi thiết kế mình chọn thông số kinh nghiệm cho khoẻ nhỉ.
Còn vấn đề đánh gía KT- kỹ thuật thì các anh cùng bạn luân thêm nhé.
 
Trả lời: Hệ thống tích trữ lạnh dùng quả cầu nhiệt( Ice ball)

Theo mình thì việc chọn tích trữ bao nhiêu % tùy thuộc vào từng công trình cụ thể. Nếu chọn tích trữ toàn phần thì tiết kiệm được nhiều về mặt tiền điện nhưng lại tốn diện tích để lắp đặt; và ngược lại.
Giả sử nếu đó là cao ốc văn phòng cho thuê thì cần tính tiền thuê 1m2 trong 1 tháng là bao nhiêu, sau đó cộng vào với chi phí vận hành hệ thống tích trữ lạnh. Tính chênh lệch giữa việc sử dụng hệ thống ĐHKK bình thường và dùng tích trữ lạnh thì sau bao lâu ta thu hồi được vốn. Theo mình được biết thì thông thường nếu dưới 5 năm thì sẽ được chủ đầu tư dễ chấp nhận hơn còn hơn thì mình không biết. Không biết nói thế ACE thấy thế nào?
 
Trả lời: Hệ thống tích trữ lạnh dùng quả cầu nhiệt( Ice ball)

Mình hiện tại đang công tác tại công ty chuyên cung ứng Water Chiller cho các nhà máy đông lạnh, nhà máy nhựa, nhà máy hoá chất, nhà máy in bao bì phức hợp. Mình cũng có biết vê trích trữ lạnh bằng ice ball. Nhưng thực tế mình chưa thấy nhà máy nào áp dụng phương án này. Riêng ở nhà máy sản suất bọt ngọt ajinomoto sử dụng bình trữ lạnh và tăng cường chạy máy chiller vào giờ cao điểm để tích nhiệt vaf ban ngày bổ sung thêm nhiệt do phụ tải sử dụng như vậy là hiệu quả oẻ VN rồi đấy.
 
Trả lời: Hệ thống tích trữ lạnh dùng quả cầu nhiệt( Ice ball)

Ở đây có chỉ đầy đủ cách tính toán hệ thống (bằng tiếng Anh-thông cảm)
nói chung, về vĩ mô thì có lợi (làm gia tăng hiệu suất nhà máy phát điện vào ban đêm) làm giảm hiệu ứng nhà kính CO2... do giảm công suất đặt của chiller.v.v.v

Tuy nhiên tuỳ từng dự án mà các kỹ sư thiết kế phải cân nhắc để có giải pháp thích hợp.

Chào http://hvacr.vn/diendan_old_attached/files/Technical_Manual.zip
 
Trả lời: Hệ thống tích trữ lạnh dùng quả cầu nhiệt( Ice ball)

Sẵn đây thì các anh cho tụi em hỏi: heat exchanger dùng cho Glycol(25%)+Nước và Nước thì trong tích trữ lạnh như Atinh nói thì thường mình chọn bơm có vấn đề gì khác hay không so với Common Water Chiller?Và trogn hệ này thì lượng nước bổ sung cho Ice Storage sẽ được tính như thế nào?
Thanks!:woohoo:
 
Back
Bên trên