Cần giúp Hỏi đáp về phương pháp cấp gió tươi (Outside)/ ( Trung tâm và từng tầng)

tuanahdang

Thành Viên [LV 0]
Xin chào mọi người, em đang trong quá trình học tập chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, mong các mn có thể giải đáp giúp em đặc điểm, so sánh 2 phương án cấp khí tươi trung tâm và cấp khí tươi theo từng tầng về các tiêu chí như: mức độ đáp ứng sự cố khi vận hành, mức độ phức tạp khi thi công hệ thống cũng như khả năng xử lý không khí, ứng dụng thực tế của từng loại phương án
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Về cơ bản (không riêng gì hệ thống HVAC), sử dụng một thiết bị lớn sẽ tiết kiệm hơn so với nhiều thiết bị nhỏ về chi phí đầu tư và vận hành.
Sử dụng nhiều thiết bị nhỏ (trong trường hợp này là cấp khí sạch theo từng tầng) cho phép giám sát và điều khiển các thông số tối ưu hơn, tốc độ đáp ứng nhanh hơn.
Tuy nhiên, cần tính đến tính khả thi lắp đặt vì mỗi công trình sẽ có không gian lắp đặt khác nhau nên việc lắp đặt một thiết bị quá lớn là không thể, cái này lựa chọn linh hoạt tuỳ theo tính chất công trình, cân đối giữa tối ưu kỹ thuật và tối ưu chi phí.
Riêng về PAU và AHU, nhà sản xuất thường khuyến cáo nên chọn lưu lượng tối đa của thiết bị không lớn hơn 50,000 m3/h. Nó tối ưu về chi phí chế tạo (không bị vượt quá kích thước tiêu chuẩn), tối ưu về vận chuyển và lắp đặt.
Một số thông tin để bạn tham khảo.
 
Xin chào mọi người, em đang trong quá trình học tập chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên, mong các anh chị có thể giải đáp giúp em đặc điểm của 2 phương án cấp khí sạch trung tâm và cấp khí sạch theo từng tầng về các tiêu chí như: mức độ đáp ứng sự cố khi vận hành, mức độ phức tạp khi thi công hệ thống cũng như khả năng xử lý không khí, ứng dụng thực tế của từng loại phương án
Xin lỗi Bạn.
Cho mình xin hỏi Bạn đang học về ngành nào ạ?
Bởi vì, thực sự Mình thấy cách dùng từ của Bạn nó không “quen” lắm đối với Dân chuyên về ngành ĐHKK. Mình chưa hiểu hết Cách dùng từ "khí sạch" của Bạn mang hàm nghĩa nào. Nghĩa là Không khí đã được xử lý:
1) Chỉ Lọc sạch Bụi và các Tiểu phân 2) Vừa Lọc sạch vừa được Xử lý Nhiệt Ẩm để đạt đến Trạng thái TK yêu cầu
Mỗi một loại hình này sẽ đòi hỏi 1 Đối tượng và Mô hình Hệ thống riêng. Thậm chí là trong cùng 1 loại hình như Xử lý cấp Khí sạch thì trong Mô hình ĐHKK tiện nghi thông thường và trong ĐH Công nghệ (như Phòng sạch) thì chữ “sạch” cũng mang nhiều sắc thái riêng.
Cũng vậy, từ ngữ Khí “sạch” mà Bạn dùng, quả thực, mình cũng không hiểu rõ là Bạn đang muốn ám chỉ đến Khái niệm về Gió cấp (Supply Air) hay là Gió tươi (Fresh Air) rất quen thuộc trong ngành ĐHKK nữa. Với mỗi Đối tượng này, thì Câu Trả lời cho Bạn lại rất là khác nhau.
Và 1 điều nữa xin phép góp ý với Bạn về cách bạn đặt Vấn đề cho sắc nét, để Người góp ý cũng dễ tham gia với Bạn. Ý Bạn (có thể) là muốn so sánh giữa 2 Phương án cấp khí “trung tâm” và “theo tầng”. Theo mình thì, từ ngữ đối nghịch với nghĩa “tập trung” sẽ là từ “cục bộ” sẽ đúng và bao hàm hơn và nó cũng là cái từ được dùng Phổ biến trong Kỹ thuật ĐHKK.
Vậy Bạn hãy giải thích rõ hơn cho Mình về Câu hỏi của Bạn nhé.
Thân ái.
 
Cũng vậy, từ ngữ Khí “sạch” mà Bạn dùng, quả thực, mình cũng không hiểu rõ là Bạn đang muốn ám chỉ đến Khái niệm về Gió cấp (Supply Air) hay là Gió tươi (Fresh Air) rất quen thuộc trong ngành ĐHKK nữa. Với mỗi Đối tượng này, thì Câu Trả lời cho Bạn lại rất là khác nhau.
Và 1 điều nữa xin phép góp ý với Bạn về cách bạn đặt Vấn đề cho sắc nét, để Người góp ý cũng dễ tham gia với Bạn. Ý Bạn (có thể) là muốn so sánh giữa 2 Phương án cấp khí “trung tâm” và “theo tầng”. Theo mình thì, từ ngữ đối nghịch với nghĩa “tập trung” sẽ là từ “cục bộ” sẽ đúng và bao hàm hơn và nó cũng là cái từ được dùng Phổ biến trong Kỹ thuật ĐHKK.
Vậy Bạn hãy giải thích rõ hơn cho Mình về Câu hỏi của Bạn nhé.
Thân ái.
Cảm ơn lời góp ý từ anh rất nhiều ạ! Khái niệm khí sạch ở đây là em đang nói đến Gió tươi ( Outside). Và em cũng mong được làm rõ so sánh ưu nhược điểm của 2 phương án này. Cách dùng từ của em chưa chuẩn xác cho gì mong được mn bỏ qua cho.
 
Cảm ơn lời góp ý từ anh rất nhiều ạ! Khái niệm khí sạch ở đây là em đang nói đến Gió tươi ( Outside). Và em cũng mong được làm rõ so sánh ưu nhược điểm của 2 phương án này. Cách dùng từ của em chưa chuẩn xác cho gì mong được mn bỏ qua cho.
Đề tài về Cấp gió tươi vào cho 1 KG nào đó, nghe thì tưởng là 1 Vấn đề nhỏ, nhưng đi sâu Phân tích các Trường hợp Ứng dụng, nó cũng đẻ ra nhiều Vấn đề rắc rồi đòi hỏi phải suy nghĩ chín chắn khi chọn lựa Giải pháp xử lý Thích hợp.
Vì vậy để tránh đi lan man, Anh cũng chỉ xin Trả lời chọn lọc, trực tiếp vào từng Câu hỏi, Vấn đề nhỏ, cụ thể của Em. Nhé.
Về Nguyên tắc, việc cung cấp Gió tươi vào 1 KG sử dụng (có hay không được làm ĐHKK), chủ yếu là để Phục vụ cho 1 Yêu cầu nhiệm vụ nhất định.
Đối với KG ĐHKK thì đó (việc cấp Gió tươi) có thể là để đáp ứng Yêu cầu về Tiện nghi Sinh hoạt (cho ĐH tiện nghi), hay Yêu cầu về Môi trường (như là tạo áp Phòng cho ĐH Công nghệ…).
Còn đối với các KG không có ĐHKK thì việc Cấp Gió tươi chủ yếu là tham gia vào Qúa trình Thông gió (cấp Gió tươi + hút Gió thải) nhằm Mục đích thực hiện nhiều Nhiệm vụ cụ thể khác nhau, từ Thải nhiệt, Làm mát, xử lý Ô nhiễm…
Thông thường Lưu lượng Thông gió trong KG không làm ĐHKK sẽ lớn hơn nhiều so với cho KG có ĐHKK.
Dù là cho Mục đích gì thì Cuối cùng cũng chỉ là đưa đến Yêu cầu cung cấp 1 Định lượng gió tươi nhất định (và phù hợp) vào cho từng KG cần xử lý (tùy theo Yêu cầu cụ thể của KG đó). Phải nói lan man 1 chút để dẫn dắt Em vào Câu trả lời.
Em muốn so sánh giữa 2 Giải pháp cấp gió tươi “trung tâm” và “cục bộ” của Em – theo Anh hiểu điều này, theo nghĩa tíchcực nhất – có thể là:
1) “trung tâm” là cấp từ 1 Thiết bị (gió tươi) tập trung, qua Kênh phân phối gió, đến từng điểm (KG) tiêu thụ “cục bộ” (có thể hiểu là 1 Phòng hay 1 Khu vực (zone)/ tầng (theo cách gọi của Em) và
2) “cục bộ” là cấp riêng lẻ gió tươi trực tiếp đến mỗi KG bởi những Thiết bị (gió tươi) riêng lẻ cho từng KG cục bộ đó.
Một điều nữa cũng nên biết. Đó là, trong Mô hình HT ĐHKK với nhiều Phòng - Khu vực con (Multi-zone), để Tiết kiệm Đầu tư, người ta thường tận dụng Kênh gió cấp (KK đã xử lý làm lạnh) để làm thêm Nhiệm vụ phân phối Gió tươi từ Thiếtbị xử lý “Trung tâm” (là AHU) đưa đến từng KG Phòng “cục bộ”.
Điều này có lợi về mặt Tài chánh. Tuy nhiên, mặt trái của Việc này là Em không thể phânchia Tổng lượng Gió tươi cung cấp (vào cả Hệ thống) theo như Tỷ lệ của Định lượng Gió tươi mong muốn Gfa (theo Yêu cầu TK) cho từng Khu vực - Phòng con “cục bộ” được. Việc phải Định lượng chính xác Nhu cầu Gió tươi cho từng Phòng con là 1 Yêu cầu khá “chát” cần phải xử lý, khi nó được coi là 1 Yêu cầu Nhiệm vụ TK cần phải đáp ứng, ví dụ như là Yêu cầu tạo áp cho Phòng sạch trong Hệ thống nhiều Phòng (Multi-zone).
Một khi đã hình dung ra Mô hình cấp gió tươi cụ thể như thế, là Em đã có thể tự rút ra được những nhận xét về Ưu nhược điểm của từng Phương pháp Cung cấp Gió tươi FA rồi phải không?
Mong được các Bạn khác đóng góp thêm cho Bạn @tuanahdang ạ.
 
Back
Bên trên