Cần giúp hỏi về fire damper

blackeyedpeas

Thành Viên [LV 4]
Các bác cho e hỏi ngu em có một vài câu hỏi sau:
- trong CP 13:1999 mục 6.12.2.24 fire damper shall not be fitted in the smoke ventilation system. vậy tại sao đa số thiết kế hút khói hành lang của bản vẽ việt nam đều lắp đặt van một chiều và van ngăn lửa vậy.và khi kích hoạt hút khói ví dụ tầng 5 cháy thì van nào sẽ mở ra để hút khói tầng 5???
- Và khi thiết kế tăng áp cầu thang trường hợp có buồng đệm. để đảm bảo lực mở cửa không lớn hơn 150N với QCVN 06 và 110N với BS. vậy các buồng đệm phải lắp đặt van xả áp??? nhà 10 tâng lắp cả 10 tầng, em có nói với đơn vị tư vấn thiết kế là chỉ cần lắp trên tầng trên cùng xả áp buồng thang, họ giải thik là cần xả áp cả buồng đệm tránh quá áp. theo QCVN 06 thì áp suất chỉ là 20 đến 50pa buồng đệm
- trong tiêu chuẩn BS có nói không cần thiết kế van xả áp với buồng thang máy, nhưng TCVN lại yêu cầu độ dư áp suất từ 20Pa và không lớn hơn 50Pa trong giếng thang máy, thế là tư vấn thiết kế lại làm thêm cái van xả áp ở trên tầng thượng giếng thang máy sợ quá 50Pa, nhưng mà buồng thang máy thì quá áp có sợ ko mở dược cửa giống cầu thang đâu ????
-cho em hỏi lựa chọn độ dày ống gió cho tăng áp và hút khói thì dựa vào đâu,?? dựa vào tính chịu lửa hay dựa vào áp suất hoạt động.
-em tìm hiểu các tài liệu chủ yếu chỉ có tính toán với tăng áp thang bộ chưa có tài liệu nào tính toán buồng đệm kết hợp buồng thang???
 
Tại hạ mạo muội xin góp ý kiến với bác thế này nhé, sai anh em đừng gạch đá nhé,:D mà cùng nhau ta thảo luận ha: :P:P

*** Ở đây trục đứng này sẽ được thiết kế với vận tốc V giảm dần. tức là vận tốc của dòng khí càng ở phía cuối đoạn ống thì càng thấp phải không ạ???. .

1. TH1 giả sử ht tăng áp lúc này chỉ lắp van 1 chiều ở mỗi tầng “chức năng van 1 chiều k nói nữa nhé”: Kịch bản là tầng 5 có cháy, ht hoạt động hút khói, vận tốc khói này ở tầng 5(V1) nhỏ hơn vận tốc của không khí hút ra từ tầng 10 (V2) vậy khói từ tầng 5 không tràn vào tầng 10 được nhé! (chỗ này xảy ra dòng đối lưu này) nhưng mà cũng k sao vì (v2>v1).

2. TH2 là ht chỉ lắp fire damper ở mỗi tầng: Chức năng của fire damper em cũng k nói nữa nhé J...(Mục đích của nó thực ra là ngăn cháy lan từ tầng dưới lên tầng trên thôi mà) ..Tiếp tục giả sử tầng 5 có cháy, lúc đó khói đc hút ra, khi nhiệt độ khói nóng đến một mức nhất định nào đó khoảng 70 độ C đi nhé thì van này sập xuống. (Tầng 5 bị cô lập cứ cháy đi nhé, tầng trên cứ hút ra bt). Rồi đến một lúc nào đấy (chừng 45p đi van này cũng k chịu đc nữa thì lửa nó tràn ra ống rồi đấy nhé, vậy thì lửa sẽ bị hút lên các tầng khác phải k ạ?, tuy nhiên vì các tầng trên đều đã được bố trí cái anh chặn lửa này rồi nên nó cũng sẽ đóng lại thôi.

Vậy kết luận được chưa ạ? Theo bác thì có cần thiết lắp van 1 chiều k “ chủ đầu tư có tiền thì lắp cũng đc vậy”.:P

p/s: Em thấy một vài công trình building tác giả không dùng van FD không thôi, mà còn kết hợp cả MD hoặc chỉ dùng MD(MD thì có nhiều loại trên diễn đàn mấy pro viết kha khá rồi ạ)

3 Vấn đề van xả áp. Chỉ cần một van xả áp lắp trên cùng là được chừng 50 Pa thì nó tự xả, em chưa thấy công trình nào mỗi tầng lắp một cái nhé (2 cái trong cả đường ống thì có nhé).


4. Độ dày của ống tăng áp hút khói theo em là lựa chọn theo độ dày và sức chịu lửa trong thời gian bao lâu nhé. Tổi thiểu là bao lâu từ lúc xảy ra đám cháy em không nhớ lắm, ngại giở ra quá.

5. Giếng thang máy em thì chưa làm cái nào nhưng mà đây có người làm rồi đây em post lên cho bác nhìn này .
Lp6Zmjc.jpg
[/IMG]
:-h:-h:-h:-h:-h:-h:-h:-h:-h:-h:-h:-h:-h
 
Mình chia sẻ một vài ý kiến sau
1. Khi tăng áp thang N3 ( gồm thang bộ và buồng đệm) khi áp buồng đệm quá 50Pa thì phải có xả áp ra buồng đệm, vậy ít nhất mấy tầng trên cùng phải có xả áp cho buồng đệm. vậy mỗi tầng có van xả áp ở buồng đệm xả ra ngoài buồng thang bộ
2.Theo TCVN 5687 thì có yêu cầu van một chiều phải lắp ở những chỗ ống gió lắp xuyên sàn, xuyên tường vì vậy van một chiều lắp ở mỗi tầng của hệ thống hút khói. Vậy chắc là bắt buộc phải lắp van một chiều chứ ko phải có tiền thì lắp cũng dược mà.
Ở dây mình muốn nói tư vẫn thiết kế họ lập luận khá chặt chẽ, mình đứng vai trò chủ đầu tư, tuy so sánh TCVN với tiêu chuẩn nước ngoài, nhưng TCVN vẫn to hơn khi áp dụng ở Việt Nam nên dù BS hay CP có qui định ko lắp Fire Damper thì có lẽ về VN thì vẫn phải lắp. Tiêu chuẩn BS có qui định khi tính số tầng hút khói chỉ tính cho 1 tầng (nơi xảy ra cháy ) nhưng ở VN không qui định tính cho mấy tầng cần hút khói, chủ đầu tư muốn 1 tầng giống BS nhưng đơn vị thiết ké họ lại nói họ đi thẩm tra PCCC nhiều lên sở PCCC họ yêu cầu hút tối thiểu là 3 tầng.Hệ thống tăng áp cũng vậy, bội số trao đổi họ lấy 15 nhưng CP cùng lắm tối thiểu chỉ là 10 nhưng họ nói lên sở PCCC họ yêu cầu bội số cao nên lấy là 15.Nhiều khi chủ đầu tư muốn đẩy nhanh quá trình thẩm duyệt PCCC nên chấp nhận chịu chi phí lớn hơn, vì đôi co với ông PCCC thì còn lâu mới có chứng nhận thẩm duyệt, lúc đấy lại còn lâu mới chuyển được sang sở Xây Dựng :(((,
 
Back
Bên trên