hướng dẫn chọn chiều dày cho ống PPR

vankhoa226

Thành Viên [LV 0]
Chào các anh chị !
hiện nay tôi đang thi công chung cư 14 tầng nhưng gặp vấn đề như sau:
- Do chủ đầu tư không kiểm tra kỹ nên khi thiết kế hệ thống cấp nước cho chung cư ( thiết kế loại ống nhựa PPR áp suất đường ống yêu cầu 16kg/cm2 nhưng không cho độ dày đường ống cũng như cao độ đi ống). Vì tôi mới làm thi công bên nước nên mong được mọi người giúp đỡ cách chọn chiều dày đường ống để có thể thi công được với điều kiện như trên.
Chân thành cảm ơn !
 
Ðề: hướng dẫn chọn chiều dày cho ống PPR

Bản vẽ thiết kế thường chỉ ghi ống loại gì, theo tiêu chuẩn nào chứ không cần ghi chiều dày ống đâu bạn. Cái đó thì bên thi công phải tự biết thôi.
Bạn tham khảo tài liệu đính kèm hoặc catalog ống PPR của nhà sản xuất mà bạn định mua ống. Hầu hết các nhà sản xuất đều chế tạo ống PPR theo tiêu chuẩn DIN 8077/78. Bạn chọn theo ống PN16 là đạt theo yêu cầu của công trình mà bạn đang làm. Tuy nhiên, một số hãng tại VN không sản xuất ống PN16 vì vậy bạn phải chọn hãng nào có ống PN16, nếu không phải dùng ống PN20 sẽ đắt hơn.
Một lưu ý quan trọng là đường kính danh nghĩa của ống PPR theo catalog là đường kính ngoài. Bạn cấn kiểm tra xem bản vẽ thiết kế họ ghi size ống theo đường kính nào để chọn cho đúng.
 

Đính kèm

  • Tieu chuan ong PPR.jpg
    Tieu chuan ong PPR.jpg
    82.6 KB · Xem: 525
Ðề: hướng dẫn chọn chiều dày cho ống PPR

Bạn exlife86 nói đúng đấy bạn ạ. Ống PPR nói chung chỉ có 4 loại ống PN10 (nước lạnh), PN20 (nước nóng), PN16 và PN25. Tuy nhiên PN16 và PN25 ít dùng hơn. Tuỳ vào mỗi hãng độ dầy có khác nhau. Tuy nhiên trong 1 hãng đối với 1 loại áp suất chỉ có 1 chiều dày mặc định. Bạn sẽ không lựa chọn được đâu mà tuỳ thuộc vào yêu cầu ống PN bao nhiêu? sẽ catalogue để biết chiều dày của nó.
 
Ðề: hướng dẫn chọn chiều dày cho ống PPR

Chào các anh!
Theo thiết kế thì tôi chọn ống có PN 20 là ngon ăn nhất, vì hiện nay các hãng sản xuất tròng nước sản xuất theo 03 tiêu chuẩn PN10, PN20, PN25. Nhưng hiện tại theo chứng chỉ chất lượng CQ của nhà sản xuất ống sản xuất theo tiêu chuẩn PN 10 thì chịu được áp 42kg/cm2.
Muốn hỏi kinh nghiệm thi công của các anh có nên sử dụng ống có của hãng theo tiêu chuẩn PN10 và theo chứng chỉ CQ của họ thì vẫn đảm bảo thiết kế (42 > 16 kg/cm2 ).
Trân trọng cảm ơn
 
Ðề: hướng dẫn chọn chiều dày cho ống PPR

16 kg/cm2 thì nên chọn loại ống PN 10 là ok rồi. Nhưng một điều lưu ý là ống PPR có 2 loại nếu ống nước lạnh thì chọn loại PN 10 còn với ống nước nóng thì phải chọn PN 20.
Bạn có cần thiết kế phòng bơm, tủ điện phòng bơm không. Liên hệ mình. Giá không mắc lắm bảo đảm tiêu chuẩn.
 
Ðề: hướng dẫn chọn chiều dày cho ống PPR

Chào các anh!
Theo thiết kế thì tôi chọn ống có PN 20 là ngon ăn nhất, vì hiện nay các hãng sản xuất tròng nước sản xuất theo 03 tiêu chuẩn PN10, PN20, PN25. Nhưng hiện tại theo chứng chỉ chất lượng CQ của nhà sản xuất ống sản xuất theo tiêu chuẩn PN 10 thì chịu được áp 42kg/cm2.
Muốn hỏi kinh nghiệm thi công của các anh có nên sử dụng ống có của hãng theo tiêu chuẩn PN10 và theo chứng chỉ CQ của họ thì vẫn đảm bảo thiết kế (42 > 16 kg/cm2 ).
Trân trọng cảm ơn

Có thể trên chứng chỉ chất lượng người ta ghi áp suất thử nghiệm chứ không phải áp suất làm việc. Ống chịu được áp suất thử nghiệm trong thời gian thử chỉ là 1 giờ thôi là đạt yêu cầu chất lượng.
Bạn tham khảo tài liệu đính kèm là áp suất làm việc cho phép của ống PPR theo tiêu chuẩn DIN 8077:1999. Trong đó áp suất làm việc phụ thuộc vào nhiệt độ làm việc, tuổi thọ công trình. Nhiệt độ làm việc càng cao, tuổi thọ công trình càng lâu thì nên chọn áp suất làm việc của ống càng thấp.
Lưu ý:
-Ống PN10 tra theo cột Pipe series S 5 và SDR 11
-Ống PN16 tra theo cột Pipe series S 3.2 và SDR 7.4
-Ống PN20 tra theo cột Pipe series S 2.5 và SDR 6
Ví dụ nhiệt độ làm việc 30 độ C, tuổi thọ công trình 25 năm thì áp suất làm việc cho phép của ống PN10 là 13.4 bar, ống PN16 là 21.3 bar, ống PN20 là 26.8 bar
Hình như Vinaconex có sản suất ống PN16 thì phải.
Theo mình nghĩ bạn nên trình chủ đầu tư duyệt mẫu và chiều dày ống trước khi thi công để thuận tiện cho việc nghiệm thu sau này.
 

Đính kèm

  • DIN 8077-Ap suat lam viec ong PPR.pdf
    111.2 KB · Xem: 996
Ðề: hướng dẫn chọn chiều dày cho ống PPR

cảm ơn các anh!
tôi đã yêu cầu đơn vị thí nghiệm lấy mẫu để thử áp lực cho ống theo yêu cầu thiết kế, tuy nhiên do thử áp lực hiện nay chỉ kiểm tra áp lực trong thời gian ngắn còn catalog của hãng ống thì lại không nêu rõ được thời gian chịu áp, nên cũng khó lựa chọn được theo thời gian sử dụng. Vì thế hiện tại vãn đè nghị chủ đầu tư chọn ống nước lạnh là loại PN10, nước nóng là PN20. Mong các anh tư vấn thêm cho tôi nhé !
 
Ðề: hướng dẫn chọn chiều dày cho ống PPR

Chào bạn,

Giữa áp suất, nhiệt độ và tuổi thọ của ống PPR phụ thuộc lẫn nhau. Bạn có thể tham khảo trong tài liệu của hãng Georg Fischer như file đính kèm. Thật ra nước nóng hay nước lạnh thì bạn cũng quan tâm đến hai thông số là áp suất và nhiệt độ. Ngoài ra bạn cũng để ý đến chất lượng sản phẩm. Thị trường hiện nay có nhiều hãng khác nhau, giá thành cũng khác nhau.
 

Đính kèm

  • +GF+ PPR Product Range & Technical Info.pdf
    109.7 KB · Xem: 577
Ðề: hướng dẫn chọn chiều dày cho ống PPR

Chào bạn,

Giữa áp suất, nhiệt độ và tuổi thọ của ống PPR phụ thuộc lẫn nhau. Bạn có thể tham khảo trong tài liệu của hãng Georg Fischer như file đính kèm. Thật ra nước nóng hay nước lạnh thì bạn cũng quan tâm đến hai thông số là áp suất và nhiệt độ. Ngoài ra bạn cũng để ý đến chất lượng sản phẩm. Thị trường hiện nay có nhiều hãng khác nhau, giá thành cũng khác nhau.
Hi Bạn!!cho minh hỏi S5 và SDR ý nghĩa là gì dậz?cám ơn nhiều
 

Đính kèm

  • +GF+ PPR Product Range & Technical Info.pdf
    117 KB · Xem: 149
SDR = D/s = Đường kính ống/chiều dầy thành ống hay nôm na là tỉ số giữa đường kính và chiều dầy, SDR càng nhỏ thì chịu áp càng cao.
 
PN = pressure norminal = áp suất danh định. Nên có thể hiểu mặc nhiên ống PN10 đáp ứng tốt nhất cho áp suất làm việc từ 10 kg/cm2 đổ xuống.
Ngoài ra, tùy vào mỗi hãng sản xuất sẽ có datasheet cho ống khác nhau trong đó tuổi thọ của ống sẽ tỷ lệ với nhiệt độ và áp suất làm việc tương ứng.
 
Mình xin có một lưu ý là với tòa nhà 14 tầng này thì phải có van giảm áp (từ mái xuống khoảng 5~6 tầng là phải có một van giảm áp trên đường ống chính) mục đính để tránh cho áp lực nước ở các tầng dưới không bị cao quá. Như với thiết bị vệ sinh áp lực trên 4 Kg/cm2 rất dễ gây vỡ dây nối mềm từ ống vào vòi nước. Mình thấy việc thiết kế ống PPR với áp 16 kg/cm2 cho nhà chung cư là quá không cần thiết, thiếu tính kinh tế. Chỉ cẩn PPR PN10 là ok khi có van giảm áp

Trên đây là chia sẻ đê các bạn tham khảo
 
Mình xin có một lưu ý là với tòa nhà 14 tầng này thì phải có van giảm áp (từ mái xuống khoảng 5~6 tầng là phải có một van giảm áp trên đường ống chính) mục đính để tránh cho áp lực nước ở các tầng dưới không bị cao quá. Như với thiết bị vệ sinh áp lực trên 4 Kg/cm2 rất dễ gây vỡ dây nối mềm từ ống vào vòi nước. Mình thấy việc thiết kế ống PPR với áp 16 kg/cm2 cho nhà chung cư là quá không cần thiết, thiếu tính kinh tế. Chỉ cẩn PPR PN10 là ok khi có van giảm áp

Trên đây là chia sẻ đê các bạn tham khảo
Bạn quên tính trường hợp van giảm áp bị hỏng bộ phận điều áp rồi! He he!
Van giảm áp bản chất là van cầu nên có thể giảm áp và chỉnh lưu lượng được. Nhưng van này gánh áp dP quá lớn thì cũng hỏng và sẽ dẫn đến rò áp! Nói chung là nhà cao bao nhiêu thì chọn PN cho phù hợp là được bạn ạ! Ngoài ra, còn là ý muốn bạn dùng hệ thống của mình bao lâu thì hỏng nữa!
 
Bạn quên tính trường hợp van giảm áp bị hỏng bộ phận điều áp rồi! He he!
Van giảm áp bản chất là van cầu nên có thể giảm áp và chỉnh lưu lượng được. Nhưng van này gánh áp dP quá lớn thì cũng hỏng và sẽ dẫn đến rò áp! Nói chung là nhà cao bao nhiêu thì chọn PN cho phù hợp là được bạn ạ! Ngoài ra, còn là ý muốn bạn dùng hệ thống của mình bao lâu thì hỏng nữa!
Chắc bác đọc chưa hết ý của em rùi, em có nói là 5~6 tầng thì cần phải lắp 1 van giảm áp, như thế áp lực trước van chỉ khoảng 3kg/cm2 thôi, với áp lực này để van hỏng đc thì em nghĩ các bộ phận khác của ngôi nhà đã hỏng trước rồi ah.

Nếu nhà cao bao nhiêu thì chon PN cho phù hợp thì như 2 tòa keangnam và bitexco thì dùng ống PN khủng lắm đấy ah
Vì hiện tại em cũng đang thiết kế một tòa 22 tầng với van giảm áp cứ 5~6 tầng 1 cái, không phải em chém đâu nhé
 
Chắc bác đọc chưa hết ý của em rùi, em có nói là 5~6 tầng thì cần phải lắp 1 van giảm áp, như thế áp lực trước van chỉ khoảng 3kg/cm2 thôi, với áp lực này để van hỏng đc thì em nghĩ các bộ phận khác của ngôi nhà đã hỏng trước rồi ah.

Nếu nhà cao bao nhiêu thì chon PN cho phù hợp thì như 2 tòa keangnam và bitexco thì dùng ống PN khủng lắm đấy ah
Vì hiện tại em cũng đang thiết kế một tòa 22 tầng với van giảm áp cứ 5~6 tầng 1 cái, không phải em chém đâu nhé
Về tiết kiệm thì ý bạn nói cũng đúng! Ống PN10 thì test thử cũng đạt 15kg/cm2 rồi! Áp phá hủy một số hãng cũng đạt 22kg/cm2.
Hiện tại thì mình thấy ống CPVC dùng chịu áp khá tốt nhưng ít ai sài! Còn PPR PN10 một số hãng sản xuất lỗi nhiều quá! Mình cũng gặp sự cố là test PPR PN10 ở 8kg/cm2 thì nứt ống nên cũng hơi ớn!
 
Về tiết kiệm thì ý bạn nói cũng đúng! Ống PN10 thì test thử cũng đạt 15kg/cm2 rồi! Áp phá hủy một số hãng cũng đạt 22kg/cm2.
Hiện tại thì mình thấy ống CPVC dùng chịu áp khá tốt nhưng ít ai sài! Còn PPR PN10 một số hãng sản xuất lỗi nhiều quá! Mình cũng gặp sự cố là test PPR PN10 ở 8kg/cm2 thì nứt ống nên cũng hơi ớn!
Dạ đúng đấy bác, theo lý thuyết thì như dùng ống uPVC PN10 cũng ok. Nhưng thực trạng thi công của các nhà cao tầng đặc biệt cho chung cư thì "ống đang cong nắn cho thẳng, ống thẳng nắn cho cong". Về khoản này ống PPR chịu đc chứ ống PVC chắc tèo luôn.
Về sự cố của bác em cũng gặp rồi của một thương hiệu lớn luôn (nhưng em không tiện nói ra để tránh ảnh hưởng đến uy tín nguyên nhân là do phụ kiện đúc bị lỗi (cút PPR bị lứt), nên thử áp cái là vỡ luôn. Nhưng em làm trong nghề 6 năm rồi chỉ gặp 2 vụ thế này (1 là của PPR em vừa kể, 1 là của cút đúc kẽm) qúa ít so với các lỗi khác (như vặn ren lỏng, hàn bị hở, chưa kết nối...). A bác ở HN hay HCM, em ở HN
 
Dạ đúng đấy bác, theo lý thuyết thì như dùng ống uPVC PN10 cũng ok. Nhưng thực trạng thi công của các nhà cao tầng đặc biệt cho chung cư thì "ống đang cong nắn cho thẳng, ống thẳng nắn cho cong". Về khoản này ống PPR chịu đc chứ ống PVC chắc tèo luôn.
Về sự cố của bác em cũng gặp rồi của một thương hiệu lớn luôn (nhưng em không tiện nói ra để tránh ảnh hưởng đến uy tín nguyên nhân là do phụ kiện đúc bị lỗi (cút PPR bị lứt), nên thử áp cái là vỡ luôn. Nhưng em làm trong nghề 6 năm rồi chỉ gặp 2 vụ thế này (1 là của PPR em vừa kể, 1 là của cút đúc kẽm) qúa ít so với các lỗi khác (như vặn ren lỏng, hàn bị hở, chưa kết nối...). A bác ở HN hay HCM, em ở HN
Mình ở Tp. HCM. Công ty thi công nhiều về Khách sạn và Resort. Đúng như bạn nghĩ, lỗi vặn ren là nhiều nhất. Lỗi thứ hai là hàn bị bít ống PPR gặp thường xuyên!
 
Các bác cho em hỏi. Số là em tính xây nhà một trệt một lầu và dự tính dùng ống PPr cho nước lạnh nhưng không biết nên dùng ống kích thước như thế nào cho phù hợp và kinh tế, em đang hướng tới ống của Bình Minh với các thông số như sau:
-PN10: 20x1.9mm
-PN10: 25x2.3mm
-PN10: 32x2.9mm
-PN20: 20x3.4mm
-PN20: 25x4.2mm

Rất mong góp ý của các bác. Thanks!
 
các bác cho em hỏi.em muốn tra độ dày ống tương ứng với áp lực PN16,PN20 thì tra theo bảng nào của tiêu chuẩn nào.vì catalog do nhà sx đưa ra không có tính pháp lý. thank các bác ạ!
 
Back
Bên trên