Hướng dẫn sử dụng phần mềm Trace 700- Phần 5

Herot

HVACR Staff
Thời gian qua bận bịu công việc quá nên Herot lỗi hẹn trong chuỗi bài viết hướng dẫn Trace 700 này.

Phần thứ 5 này sẽ hướng dẫn các bạn về cách sử dụng việc ứng dụng hệ thống phân phối gió vào trong phần mềm tính toán tải lạnh.

0.jpg


Hệ thống phân phối gió được tạo sẵn trong phần mềm này, tuy nhiên trước khi tính tải thì bạn phải hình dung sẵn là công trình này của mình cần ứng dụng hệ thống gió kiểu gì để tiến hành công việc tính tải vì với mỗi loại hệ thống sẽ có ảnh hưởng nhất định đến tải hệ thống, có thể dùng FCU hay AHU hay heat pump...

Và trong quá trình ứng dụng hệ thống phân phối gió này vào thì chắc chắc có nhiều chỗ bạn chưa hiểu rõ ý nghĩa nằm trong phần mềm, bài viết này mong muốn giải đáp những thắc mắc đó của các bạn.5.1 Sau khi nhấp vào phần Create System thì giao diện như sau sẽ hiện lên:

1.jpg


- Trong mục System Category bạn chỉ cần chọn vào phần COnstant Volume- Non Mixing, phần không hòa trộn ở đây không có nghĩa là không có gió tươi hay gió thải như nhiều người lầm tưởng vào tên gọi của nó nhé, mà không hòa trộn có nghĩa là lưu lượng gió cấp của bạn là ổn định, không thay đổi. Hầu hết các hệ thống dùng FCU, AHU hiện nay đều là loại này, loại trừ một số hệ thống bạn dùng trong công trình như là VAV Box để thay đổi lưu lượng gió, dùng VSD cho quạt AHU thì khi ấy cần chọn loại hệ thống là Mixing nhé.
- Chọn loại hệ thống ở dưới là Fan Coil - FCU
- Chọn loại hệ thống ở dưới là Variable Temperature Constant Volume- AHU.
Đây là 2 loại hệ thống phổ biến nhất dùng trong các công trình lớn, ngoài ra nếu có gì đặc biệt thì bạn dùng các hệ thống ở dưới, ở đây Herot chỉ có đủ thời gian để giới thiệu với các bạn 2 hệ thống phổ biến này. Hình bên cạnh thể hiện sơ đồ nguyên lý gió của các hệ thống bạn đã chọn, hoặc có thể vào phần tab- Schematic để nhìn rõ hơn sơ đồ này.

5.2 Để ý bạn sẽ thấy bên tay phải có ô Advance đó, vào phần này bạn có thể thay đổi một số đặc tính của hệ thống gió như sau:

2.jpg


- Kiểu cấu hình của các loại quạt dùng trong hệ thống, thông thường loại cấu hình này sẽ đi theo kiểu cấu hình bạn chọn là FCU hay AHU, các kiểu Blow Thru hay Draw Thru sẽ tự động đi theo ( các kiểu này là gì bạn xem hình trong Help để biết thêm nhé).
-Phần quan trọng là Returrn Air Path: phương án hồi gió trong công trình. Có thể bạn chọn là hồi trần ( Plenum), hồi trực tiếp ( Room Direct) hay là hồi ống gió ( Ducted). Tùy theo phương án hồi trần mà sẽ có ảnh hưởng phần nào đến tải lạnh của bạn ( tuy nhiên theo kinh nghiệm thì giá trị này cũng không phải lớn lắm với công trình thông thường).

5.3 Tính chọn PAU- Primary Air Handling Unit ( bộ xử lý không khí sơ bộ).

3.jpg


- Nhấp vào Tab- Dedicated OA ( cách gọi tên khác nhau thôi chứ chức năng thì chính là PAU).
- Trong phần System Des.. bạn chọn hệ thống muốn dùng PAU ( nhớ là lựa chọn này không bắt buộc, tùy theo công trình có dùng PAU hay không mà thôi). Hoặc trong công trình có thể có phần dùng PAU, có phần thì không dùng bạn phải tạo 2 system khác nhau.
- Trong phần Configuration thì chọn loại PAU muốn sử dụng, nếu làm lạnh sơ bộ và khử ẩm sơ bộ thì Dehu or Cool. Có dùng thêm điện trở sưởi ở PAU thì dùng thêm Reheat nữa.
- Khi đó 3 dòng bên dưới sẽ hiện lên để bạn điền vào thông số gió sau PAU theo thiết kế: Nhiệt độ gió lạnh bầu khô sau khi ra khỏi PAU ( theo kinh nghiệm thiết kế thông thường thì giá trị này khoảng 25-26oC), Nhiệt độ sưởi bầu khô ( có thể cho 20), Nhiệt độ đọng sương gió lạnh ( chọn giá trị sao cho gió ra khỏi PAU có khoảng 90-95 % RH- giá trị có thể điền là 24.5 - 25.5 oC, trong trường hợp dùng Reheat thì phải khác nhé, tùy theo độ ẩm bạn muốn gió ra PAU là bao nhiêu ).

5.4 Cài đặt nhiệt độ gió ra khỏi thiết bị xử lý không khí- Temp/Humidity:

4.jpg


Trong trường hợp muốn cài đặt và ép phần mềm phải chạy ra nhiệt độ gió ra FCU, AHU của mình theo đúng giá trị nào đó ( Vd: là 12.8 oC) thì có thể vào phần Tab- Temp/Humidity để xác lập thông số cho phần mềm ( tuy nhiên phần này Herot không khuyến khích các bác dùng nhé, lúc đầu cứ để cho phần mềm tự chạy ra nhiệt độ đi, nếu khi mà Delat T của gió quá thấp thì khi đó lưu lượng gió sẽ rất lớn thì mới cần dùng đến chiêu này để ép cho ống gió nhỏ hơn thôi).

5.5 Coils- dự phòng tải lạnh:

5.jpg


Trong tab- Coils này để dành riêng cho bác nào chưa đủ tự tin vào thông số mình nhập vào, muốn tải lạnh tăng lên để dự phòng thì hãy đến đây nhé, phần Main Cooling các bạn thiết lập là 115% ( nếu muốn dự phòng 15% tải), giá trị nhập vào thoải mái tùy quan điểm mỗi người ( chứ không bắt theo đúng khuôn mẫu là dự phòng 20% hoặc 40% như phần mềm Heat Load).

End of Section.

Bác nào quan tâm thêm có thể email cho Herot tại: [email protected] để biết thêm chi tiết.
Hẹn gặp các bác ở bài tiếp theo hướng dẫn về sử dụng cho phần "Assign Rooms to Systems" nhé
 
Back
Bên trên