Thảo luận Liệu có nên thay túi nilon bằng túi tự huỷ sinh học ?

jupiterz

Thành Viên [LV 0]
Mặc dù túi nilon là loại bao bì rất thông thông với giá thành rẻ, nhưng việc sử dụng chúng vẫn đang là vấn đề đau đầu. Việc sử dụng túi nilon gây ra qua lượng rác thải bừa bãi ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sống. Vì vậy, chính quyền và nhiều nhà khoa học đang tìm giải pháp giảm thiểu tác hại do túi nilon gây ra. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có lời giải thích đáng nhất.

635769552829591989.jpg


Có nên thay túi nilon bằng các loại túi tự phân huỷ ?
Thói quen vứt rác bừa bãi của người dân vẫn chưa được cải thiểu cùng với việc phân loại rác thải tại nhiều địa phương trên cả nước vẫn chưa có hệ thống quy chuẩn. Dẫn tới hiện trạng xử lý rác thải sinh hoạt ở nước ta đang có nhiều bất cập, rác thải tổng hợp được đẩy trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường sống, bởi nhiều lý do:

  • Rác thải từ túi nilon phải mất rất nhiều năm mới có thể phân huỷ được.
  • Khi nằm trong lòng đất tạo thành những kẽ hở len lỏi xuyên qua hệ thống lọc làm ô nhiễm mạch nước ngầm.
  • Để xử lý chúng phải đem đốt ở nhiệt độ bình thường sẽ tạo ra khí thải có chất độc có khả năng gây ung thư cho con người.
Chính vì vậy, đã có nhiều ý kiến tán thành việc xử dụng chất liệu tự huỷ sinh học để thay thế cho các vật liệu truyền thống khi sản xuất túi nilon. Nhưng liệu đây có phải là giải pháp tối ưu?

Theo Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, giải pháp trên là không khả thi ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Thay vào đó, có thể áp dụng quy trình tái chế thu gom hỗn hợp không qua phân loại – một công nghệ mới được thử nghiệm thành công. Cũng theo ông, bài toán này đã có lời giải bởi một công trình nghiên cứu của tập thể các nhà khoa học vừa được thử nghiệm thành công.


ae24e-len-nui-mua-tui-nilon-dung-khong-khi3.jpg


Vẫn có thể dùng túi nilon thoải mái mà không cần lo lắng
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cho biết: Nhận thấy Túi nilon rất hữu dụng cho mọi người, nhưng nếu đem đốt túi nilon sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và Furan, là những chất có khả năng gây ung thư cho con người. Từ đó, tập thể các nhà khoa học đã nỗ lực nghiên cứu và nếu quá trình thử nghiệm thực tế thành công, chúng ta sẽ không cần phải lo lắng khi sử dụng túi nilon nữa.

Thực tế công nghệ xử lý rác thải đã nghiên cứu tới đâu?
“Tôi được biết, Thủ tướng đã phê duyệt dự án này và dự kiến hỗ trợ một nửa kinh phí xây dựng cho tỉnh nào áp dụng công nghệ này để tái chế rác thải” – GS Nguyễn Lân Dũng cho hay.

Với công nghệ này, chúng ta có thể tái chế rác thải túi nilon thành một vật liệu rất tốt để sử dụng thay thế những vật liệu xây dựng truyền thống như xi măng, cốt thép… Loại vật liệu này có đặc điểm rất bền trước các lực va đập, có thể đúc thành ống cống, cọc tiêu, vạch ngăn đường… Một số ưu điểm có thể kể tới:

  • Quy trình tái chế là gom rác thải hỗn hợp về nhà máy mà không cần phân loại
  • Phần rác hữu cơ được tách ra để sản xuất phân hữu cơ
  • Phần còn lại không đốt, mà được nấu lên thành một nguyên liệu, kết hợp với một chất phụ gia để tạo ra các vật liệu xây dựng mới.
Có thể thấy rằng chúng ta chưa cần phải vội vàng học theo các nước khác. Bởi Việt Nam còn nghèo, trong khi để sản xuất ra Bioplastic – loại vật liệu phân huỷ được thay thế cho túi nilon lại rất tốn kém, sản xuất túi vải để sử dụng càng đắt tiền hơn nữa.

636097080625937500.jpg



Tốt nhất vẫn nên phân loại rác từ đầu nguồn, như thế sẽ đỡ tốn kém và mất thời gian cho các công đoạn xử lý sau. Tuy nhiên để làm được điều đó cần phải có thời gian vì ý thức của người dân không thể thay đổi ngay lập tức. Chính vì thế, chúng tôi cho rằng trước mắt nên sử dụng quy trình tái chế rác không cần phân loại, chỉ cần thu gom rồi đưa thẳng đến nhà máy xử lý theo mô hình tôi đã đề cập ở trên.

636104806485000000.jpg


Công nghệ mới đối với xử lý rác thải nilon tại Việt Nam
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng: Tôi cho là công nghệ này rất độc đáo vì chưa có nước nào làm như thế và rất phù hợp với quy trình xử lý rác thải của Việt Nam hiện nay. Lý do là rác của Việt Nam thải ra không giống rác thế giới – đã được phân loại ngay từ đầu nguồn.

Tuy nhiên. vân chưa thể đưa vào sử dụng tại các nhà máy xử lý rác thải hiện có ở Việt Nam, bởi một số lý do:

  • Máy móc, thiết bị của các nhà máy nêu trên đều nhập khẩu từ nước ngoài- loại máy nhằm tái chế những loại rác đã phân huỷ.
  • Các nhà khoa học cần xuất phát từ hoàn cảnh Việt Nam để phát minh ra những công nghệ phù hợp – và tôi cho là công nghệ mới này
 
Mặc dù rác thải nhựa từ túi nilon mất rất lâu để phân hủy, nhưng nếu so với các loại túi giấy lại gây mất cân bằng hệ sinh thái môi trường sống khi phải chặt rừng hoặc khai thác gỗ tự nhiên để sản xuất. Suy cho cùng thì nên thay đổi ý thức và thói quen tiêu dùng mới là điều nên làm.
 
Back
Bên trên