Nhiệt độ t1 (nhiệt độ môi trường bên ngoài) khi tính nhiệt qua kết cấu bao che vào phòng lạnh

Huynt

Thành Viên [LV 0]
Phòng lạnh em lắp ghép bằng panel.
Em có thắc mắc một chút về cái nhiệt độ t1 trong công thức tính nhiệt tổn thất qua vách do chênh lệch nhiệt độ cho từng phòng lạnh:
Q1v=k.F.(t1-t2)
trong đó: t1 là nhiệt độ môi trường bên ngoài; t2 là nhiệt độ phòng lạnh.
Vậy nếu kho lạnh được đặt phía trong tường bao của nhà xưởng thì nhiệt độ t1 lấy là nhiệt độ môi trường của nơi xây dựng kho lạnh đó luôn hay là phải lấy theo nhiệt độ đã giảm do tường bao nhà xưởng ạ?
 
Phòng lạnh em lắp ghép bằng panel.
Em có thắc mắc một chút về cái nhiệt độ t1 trong công thức tính nhiệt tổn thất qua vách do chênh lệch nhiệt độ cho từng phòng lạnh:
Q1v=k.F.(t1-t2)
trong đó: t1 là nhiệt độ môi trường bên ngoài; t2 là nhiệt độ phòng lạnh.
Vậy nếu kho lạnh được đặt phía trong tường bao của nhà xưởng thì nhiệt độ t1 lấy là nhiệt độ môi trường của nơi xây dựng kho lạnh đó luôn hay là phải lấy theo nhiệt độ đã giảm do tường bao nhà xưởng ạ?
Em hãy đọc kỹ từng chữ trong cụm từ: "tính nhiệt tổn thất qua vách".
Trong Công thức tính trên thì Độ chênh nhiệt độ (t1-t2), trong trường hợp TỔNG QUÁT nhất, không hề có tham gia của từ "môi trường (khí quyển) bên ngoài trời tại Địa phương", mà chỉ hàm ý là độ chênh nhiệt độ giữa 2 Môi trường khí ở 2 bên của Vách. Như vậy nếu khi áp dụng công thức, trong trường hợp tổng quát thì Em phải hiểu t1 là Nhiệt độ của Môi trường đặt Kho, hay chính xác hơn nữa thì Công thức tính nhiệt trên phải được áp dụng cho từng mảng vách kho tiếp xúc với những Môi trường khí có Nhiệt độ t1 khác nhau. Nha Em
 
Em hãy đọc kỹ từng chữ trong cụm từ: "tính nhiệt tổn thất qua vách".
Trong Công thức tính trên thì Độ chênh nhiệt độ (t1-t2), trong trường hợp TỔNG QUÁT nhất, không hề có tham gia của từ "môi trường (khí quyển) bên ngoài trời tại Địa phương", mà chỉ hàm ý là độ chênh nhiệt độ giữa 2 Môi trường khí ở 2 bên của Vách. Như vậy nếu khi áp dụng công thức, trong trường hợp tổng quát thì Em phải hiểu t1 là Nhiệt độ của Môi trường đặt Kho, hay chính xác hơn nữa thì Công thức tính nhiệt trên phải được áp dụng cho từng mảng vách kho tiếp xúc với những Môi trường khí có Nhiệt độ t1 khác nhau. Nha Em
dạ em hiểu cái anh nói ạ. Em muốn hỏi là ví dụ tính cho vách gần tường nhà xưởng nhất, nhiệt độ môi trường là 37độ C, thì nhiệt độ t1 là nhiệt độ bên ngoài vách đó thì mk lấy luôn là 37 đúng k ạ?
 
dạ em hiểu cái anh nói ạ. Em muốn hỏi là ví dụ tính cho vách gần tường nhà xưởng nhất, nhiệt độ môi trường là 37độ C, thì nhiệt độ t1 là nhiệt độ bên ngoài vách đó thì mk lấy luôn là 37 đúng k ạ?
Trong Thiết kế nên lấy dư 1 chút cho An toàn. Ở đây là nói lấy cao dư t1 cho Nhiệt Phụ tải bao che nó cao hơn. Giới sinh viên thường gọi là Hệ số DỐT đấy, tất nhiên là đừng QUÁ thôi, nhưng mà nó lành. Em lấy t1 của Vách đó là 37C cũng không sao, ví có lấy thấp xuống 1-2 C thì Phụ tải qua vách cũng không tăng thêm nhiều lắm. Có 1 điều lưu ý Em nhé. Trong trường hợp mà Môi trường đặt Kho lạnh (ở trong lòng 1 Kho xây mái tole không được cách nhiệt tốt) có khi có Nhiệt độ còn cao hơn Nhiệt độ không khí ngoài trời. Thì sẽ phải lấy Gía trị tính toán t1 theo Thực tế nhé. Không là tính toán ra CS Thiết bị sẽ bị thiếu tải đó!
 
Trong Thiết kế nên lấy dư 1 chút cho An toàn. Ở đây là nói lấy cao dư t1 cho Nhiệt Phụ tải bao che nó cao hơn. Giới sinh viên thường gọi là Hệ số DỐT đấy, tất nhiên là đừng QUÁ thôi, nhưng mà nó lành. Em lấy t1 của Vách đó là 37C cũng không sao, ví có lấy thấp xuống 1-2 C thì Phụ tải qua vách cũng không tăng thêm nhiều lắm. Có 1 điều lưu ý Em nhé. Trong trường hợp mà Môi trường đặt Kho lạnh (ở trong lòng 1 Kho xây mái tole không được cách nhiệt tốt) có khi có Nhiệt độ còn cao hơn Nhiệt độ không khí ngoài trời. Thì sẽ phải lấy Gía trị tính toán t1 theo Thực tế nhé. Không là tính toán ra CS Thiết bị sẽ bị thiếu tải đó!
dạ em cảm ơn ạ!
 
dạ em cảm ơn ạ!
Trong Thiết kế nên lấy dư 1 chút cho An toàn. Ở đây là nói lấy cao dư t1 cho Nhiệt Phụ tải bao che nó cao hơn. Giới sinh viên thường gọi là Hệ số DỐT đấy, tất nhiên là đừng QUÁ thôi, nhưng mà nó lành. Em lấy t1 của Vách đó là 37C cũng không sao, ví có lấy thấp xuống 1-2 C thì Phụ tải qua vách cũng không tăng thêm nhiều lắm. Có 1 điều lưu ý Em nhé. Trong trường hợp mà Môi trường đặt Kho lạnh (ở trong lòng 1 Kho xây mái tole không được cách nhiệt tốt) có khi có Nhiệt độ còn cao hơn Nhiệt độ không khí ngoài trời. Thì sẽ phải lấy Gía trị tính toán t1 theo Thực tế nhé. Không là tính toán ra CS Thiết bị sẽ bị thiếu tải đó!
Cho em hỏi thêm một chút ạ, với trường hợp của em là kho lạnh đang được đặt phía bên trong tường bao của nhà xưởng thì nhiệt độ bên trong xưởng sẽ lấy như nào ạ? Lấy bằng nhiệt độ bên ngoài hay có lấy bằng 70% nhiệt độ bên ngoài ạ?
 
Mình hiểu nhu cầu cần có quy trình bài bản của Bạn. Tuy nhiên, việc tính đúng và chính xác Nhiệt độ bên trong Nhà xưởng, theo đúng Phương pháp Lý thuyết, là 1 Bài toán giải Hệ phương trình cân bằng Nhiệt có lặp khá phức tạp và mất thì giờ không đáng và không cho phép (đối với người chỉ cần khai thác sử dụng để tính toán Kho lạnh, như chúng ta).
Ví vậy, 1 số tài liệu có hướng dẫn tính gần đúng Nhiệt độ trong Nhà xưởng (có được cách nhiệt cho bao che) - để tính toán cho Kho lạnh nằm trong nó - bằng 1 giá trị Trung gian giữa Nhiệt độ ngoài trời và trong Kho. Bạn có thể lấy phỏng chừng là Trung bình cộng hoặc cao hơn, gần với Nhiệt độ ngoài trời.
Trong 1 số Trường hợp cực đoan hãn hữu gặp điều kiện cực đoan nhất, như là Kết cấu Nhà xưởng với cách và nhất là mái bằng tole không có cách nhiệt sẽ gây ra Hiện tượng "tích trữ nhiệt", nói nôm na như là Hiệu ứng lồng kính, làm cho Nhiệt độ trong Nhà xưởng còn cao hơn cả ngoài trời. Lúc đó phải tính khác và có dự phòng nhiều. Hiện mình chưa tính nổi trong Tình huống này, nên thường phải đo và xác định theo Thực nghiệm để làm số liệu tính toán. Xin chia sẻ với Bạn
 
Back
Bên trên