Công Nghiệp Thiết kế cho Data Center

Trả lời: Thiết kế cho Data Center

@Herot
Với máy thổi sàn thì không cần nối ống gió, gió thổi trực tiếp xuống sàn. Trừ khi PAC đặt ở phòng khác (không nằm trong phòng IT) thì cần ống gió. Ống gió chỉ đơn thuần là ống dẫn gió ra thôi. Không có gì quan trọng đâu. Quan trọng là phân phối không khí thôi.
 
Trả lời: Thiết kế cho Data Center

Lâu lâu nghía qua cũng chả thấy gì mới chỉ thấy quảng cáo quá nhiều, đúng là quảng cáo vẫn chỉ là quảng cáo!
 
Trả lời: Thiết kế cho Data Center

Nghe chừng mảng DATA CENTER ít bác tham gia quá.
B) B) B) B) B) B) B) B) B) B) B) B) B) B) B) B)

Cuối tháng bên em có tham gia triển lãm ở
Trung tâm Triển Lãm HOÀNG VĂN THỤ.


Bác nào rỗi thì ghé qua nha.
 
Trả lời: Thiết kế cho Data Center

chinh xac la ngay nao vay pac? CONG TY tui cung dang chuan bi lap dat cho data center cua cong trinh Cang Saigon ne công suất cũng nhỏ 3x20kw
 
Trả lời: Thiết kế cho Data Center

Em quên lịch rồi. Khoảng cuối tháng. Bác cho em số điện thoại có gì em gọi bác tới tham gia.
Bác ở công ty nào? Ở dự án CẢNG SÀI GÒN bác đang thiết kế hay chuẩn bị thi công.
Nếu được bác cho em gởi kèm vài sản phẩm bên em.
Thank pác rất nhiều
B) B) B) B) B) B) B) B) B) B) B) B)
Ngô Xuân Lợi
http://glt.com.vnB)
 
Trả lời: Thiết kế cho Data Center

He thong lanh trong DATA CENTER luon co du phong N+1, N hoac 2(N+1). Co Pac nao biet vi tri dat cua no nhu the nao khong? Neu trong he thong co mot cum bi hong (hoac can bao tri) thi dua cum du phong vao hoat dong nhu the nao?
 
Trả lời: Thiết kế cho Data Center

hiện nay hầu hết các Data center đều sử dụng sàn giả để thuận tiện cho việc đi cáp viễn thông và cáp nguồn. Nếu sử dụng hệ thống lạnh có ống gió dưới sàn sẽ rất khó khăn và ảnh hưởng rất nhiều (đã từng bị thê thảm hehehe).
Tuy nhiên nếu không dùng ống gió có khả năng sẽ gây ra trên lệch nhiệt độ và động hơi nước ở tầng dưới. Do đó hiện nay dưới sàn giả dùng một loại isnulation foam cách nhiệt phía dưới làm cho bề mặt dưới sàn giả thành một hệ thống ống lớn và thổi lên từ những tấm sàn có lổ.
Hiện nay mình đang chưa biết cách tính công suất lạnh cho một Data center.
anh em nào có tài liệu thì chỉ giúp nhé
 
Trả lời: Thiết kế cho Data Center

Chào các bác !:woohoo: :woohoo: :woohoo:
Vừa quan bận quá không lên mạng được.:woohoo:

@ Bác vodinh :
Thực ra vấn đề N+1 hay 2(N+1) phụ thuộc vào đầu tư thôi. Nhưng thường ở VIETNAM thì dùng N+1. có 2 lí do
- Ở VIET NAM chỉ có EVN cung cấp điện, không có nhà cung cấp thứ 2
- 2(N+1) chi phí rất lớn ( 2 máy phát, 2 UPS ....)
Còn về vị trí đặt. Trong quá trình thiết kế thì đặt vị trí nào sao cho thẩm mỹ nhất
1. Về hệ thống điện: Nên tách 2 phần riêng rẽ. Để khi có sự cố ( như cháy ..) sẽ không ảnh hưởng tới nhạnh dự phòng.:blink: :blink:
2. Hệ thống lạnh : Đặt càng gần nhau càng tốt. Tiết kiệm không gian, đặc biệt không gây trở lực cho hướng gió của các máy khác. Thường thì đặt cùng chiều.

@Boy

Tính tải lạnh cho DC khá phức tạp, nó cũng dựa trên nguyên tắc tính nhiệt thông thường : Xác định các nguồn tở nhiệt+ thông số không khí thừa và các yếu tố khác.
Bên APC có cho cách tính toán đó. Bác quan tâm thì mail qua bên pro gởi cho .

Chúc các bác thành công !
[email protected]

:kiss::kiss: Mệt quá , Mệt quá
 
Trả lời: Thiết kế cho Data Center

Hình như hiện tại Pro đang công tác tại Cty Toàn Cầu phải không? Pro theo bộ phận hạ tầng viễn thông àh.
Đối với việc dự phòng N+1 hay 1+1 là điều tất yếu khi đầu tư Data center. do phải đảm bảo hệ thống hoạt động 24x7. thông thường việc đầu tư hạ tầng cho Data chiếm gần 40% giá trị đầu tư. nếu đầu tư hạ tầng sơ sài hoạt tiết kiệm thì sau này sẽ ngồi gở mục nhọt chết luôn hihihihi.
Theo mình được biết hiện nay có 02 trường phái sử dụng hệ thống lạnh chính xác.
- APC theo giải pháp InRow không chịu ảnh hưởng của sàn giả. hệ thống lạnh đặt ngay cạnh thiết bị viễn thông.
Ưu: - có thể mở rộng theo thiết bị. giảm chi phí đầu tư ban đầu.
- không cần sàn giả.
Khuyết: - nếu muốn mở rộng hoặc di dời thì có khả năng phải đụng chạm tới thiết bị viễn thông đặt kế bên. (dân kỹ thuật sợ lắm lắm).
- chưa thấy triễn khai tại các nhà trạm viễn thông tại VN (thấy rồi mới dám có ý kiến đề xuất)
- Libert của emmerson và nhiều hãng khác sử dụng hệ thống lạnh thổi từ sàn lên.
Ưu: - đã có nhiều nhà khai thác Datacenter sử dụng. có khoảng cách thấy được với thiết bị nên cũng dể bào trì vận hành.
Khuyết: - đầu tư ban đầu lớn do đảm bảo dự kiến mở rộng cho cả khu vực Data
- pải có sàn giả.

Cám ơn pro. nếu có công thức tính toán nào hay thì gởi cho mình.
[email protected]
 
Trả lời: Thiết kế cho Data Center

Thực ra có sàn giả hay không sàn giả không quan trọng
Nếu có sàn giả thì qui hoạch cho DC sẽ pro hơn , tuy nhiên phải chi phí làm sàn giả:( :( :( . Khi đó sẽ thổi sàn>>>>> Do đó hiệu suất trao đổi nhiệt cao.
nếu không có sàn giả thì thổi trần.
Nói chung bên mình có đều có giải pháp. Chứ không phải như bác Boy nói bắt buộc phải có sàn giả.

@ Boy : Em làm việc bên Liên doanh Toàn Cầu -SITEM-ATLATS mảng DATA CENTER. Bác làm công ty nào?
Gởi bác bản tính toán nhiệt .:woohoo: :woohoo: :woohoo: :woohoo:
untitled-ec6f649432b88d37defad37dc6ce276f.JPG
 
Trả lời: Thiết kế cho Data Center

Bác lợi nói cuối tháng bên Bác có triển lảm cụ thể là ngày nào vậy để anh em con sắp xếp lịch đi dư triển lảm nữa chứ, nay cuối tháng rùi còn gì.
 
Trả lời: Thiết kế cho Data Center

@ Vodinh2

:P :P :P Vừa qua có lịch hoãn bên triển lãm. Nên được dịch lại thời điểm cuối tháng 6. Các bác thông cảm nha.
Bác làm bên công ty nào thế ? Dạo này có nhiều việc không ?

Cái mảng DC này ít người biết quá.
 
Trả lời: Thiết kế cho Data Center

mảng DC này thật ra rất nhiều người biết các bác ạ, nhưng vì là công nghệ mới đang được áp dụng ở VN nên rất nhiều ng còn ngại chia sẻ.

Em mạn phép bác Pro nói về DC chút.
Để thiết kế DC, việc các bác cần làm là hỏi khách hàng muốn xây DC hay computer room, nếu là DC thì hỏi tiếp là xèng cho DC bao nhiêu để áp dụng vào các Tier. Anh nào cũng muốn đầu tư ít tiền mà DC ngon thì các bác có giải pháp cho cái đó kekeke
Từ Tier để áp dụng cách xây DC: phòng IT device, phòng M&E, phòng NOC( có giám sát trực tiếp vào IT device kô )và các vách ngăn, chống nước bám, chống cháy, ở nước ngoài thêm cái chống đập phá.
DC thì phải có sàn giả các bác ợ, kô thì sao gọi là DC d.c
Công dụng của sàn giả hồi xưa ở các cty viễn thông là chỗ cất mấy cái cáp, đồ nghệ mạng, còn giờ đây, áp dụng chuẩn viễn thông TIA-942 vào tin học thì cũng xem lại 1 số thư.

Khoan bàn đến các giải pháp về lạnh, UPS, máy phát điện, mà bàn về máng cáp trước.
về viễn thông, cáp đi trong máng phải đẹp, đều đến từng cái dây rút, dây rút đều cùng hướng và phải thẳng hàng, DC cho IT có để í đến cái này kô ? chắc lần sau các bác đi giám sát nhớ làm nhé

nhiều cái để nói lắm, em nói thêm về cái máy lạnh. Stulz sử dụng nốc máy xoắn tạo áp xuất liên tực cho khí vào ra từ cục nóng đến cục lạnh, phải đặt trong phòng DC ( nếu theo chuẩn thì sai rồi) đặt riêng 1 phòng khác sẽ giảm thiểu khả năng ảnh hưởng đến thiết bị IT.

cái cục nóng bác nào đặt nằm sấp xuống có tính đến khả năng đối lưu kô đấy, quạt thổi hơi nóng phà xuống ngay trần và cái vách thế kia thì hơi nóng kô thoát ra ngay d.c mà nó sẽ dội trở lại đến 50% hơi nóng, cái dàn nhôm dải nhiệt kia chịu d.c mấy tháng ? bác nhớ chú í tốt nhất là bắt thẳng đứng vào tường và kô bắt sát vào vách tường, sẽ bí hơi nóng toả đi sẽ dẫn đến áp xuát ra kô đều.

mỏi tay quá các bác ạ

email: [email protected]

em ở sg hy vọng có bác nào thích nói chuyện thì email cho em.
cách tính nhiệt thì các bác cộng CS của các thiết bị rồi đổi từ W sang BTU là ra K của máy lạnh thôi ạ
 
Trả lời: Thiết kế cho Data Center

Cái nay thì bạn thử xem lưu lượng tỏa nhiệt của một chassis ra là bao nhiêu sau đó cộng tổng lại các thiết bị và nhân với hệ số 1.3 (bao gồm tỏa nhiệt của cả hệ thống chiếu sáng .. dây điện..) ví dụ một chassis HP C7000 full tỏa nhiệt khoảng 7000 btu/h.. và xem nhà đầu tư còn lắp thêm những thiết bị j. sau đó cộng tổng lại là tính ra thôi mà
 
Trả lời: Thiết kế cho Data Center

Chào các bạn,

Mình là người đã từng làm việc thiết kế và tính toán,triển khai giám sát , cũng như fixed bug cho các sai sót về thiết kế của rất nhiều trung tâm dữ liệu nên cũng có chút kinh nghiệm chia sẽ với các bạn. Trên thực triển khai toàn bộ các điều minh đề cập mình đều đã gạp tại vN.
Mình sẽ trình bày từng cách thiết kế khác nhau đi từ cổ điển đến hiện đại.

Phần tính toán phức tạp hơn mình sẽ trình bày vào dịp khác.

PHÂN LOẠI
Quan điểm của mình có 05 trung tâm dữ liệu cần lưu ý (không tính phòng IT nhỏ).
+ DC cho Telecom ... Tải nhiệt ổn định, có mật độ nhiệt thấp đến vừa trên diện tích.
+ DC hosting, broadbank ... Tải nhiệt ổn định có mật độ nhiệt cao trên diện tích tủ.
+ DC cho Ngan Hang, Tai Chinh, công ty hoạt động IT software... Đặt trưng tải nhiệt lên xuống theo giờ, ngày (giờ khớp lệnh, giờ chuyển tiền trung chuyển qua cổng chuyển tiền, giờ sao lưu,giờ làm việc giao dịch với khách hàng...).Tải nhiệt đồng thời giao động rất khác nhau tuỳ theo khu vực đặt thiết bị (có khu vực lên vô cùng nóng, và có khu vực vô cùng lạnh).
+ DC cho Grid Computing. Đặc trưng tải nhiệt lên xuống cực kỳ lớn tuỳ thuộc trạng thái tính toán. Lệch nhau giữa các chu kỳ tính toán có thể lên hơn 10 lần.Các chu kỳ đôi khi cách nhau chưa đến 1giờ.
+ DC service (cho thuê). Là tổng hòa giữa các hình thức trên và tuỳ theo định hướng kinh doanh mà đầu tư cho hợp lý.

==> Tải càng phức tạp, mật độ nhiệt càng cao, kế hoạch mở rộng không rõ ràng sẽ là thách thức lớn nhất. (nên lấy phí thiết kế).
Môi trường vận hành nhiệt đới cũng là thách thức đáng kể.

QUAN ĐIỂM THIẾT KẾ
+ Dựa theo đặc trưng tải nhiệt mà lựa chọn công nghệ thích hợp. Nếu sự thăng giáng của tải nhiệt (dựa vào đường tải đặc trưng) lớn thì phải có các biện pháp thích hợp để đáp ứng được quán tính nhiệt của tải.
+ Tính toán ít nhất khoảng 03 phương án khác nhau. (theo truyền thống, theo truyền thống + biện pháp cải thiện, theo công nghệ hiện đại).
+ Tính toán sự mở rộng làm nhiều phase mỗi phase khoảng 18tháng và tối đa trong 5năm. Những gì kéo dài trên 5năm nhất là với IT gần như khó có thể ước đoán được.
+ Tính chi phí đầu tư, chi phí vận hành sơ bộ.
==> Gút lại phương án tài chính tối ưu : khả năng chi trả tiền đầu tư của khách hàng, khả năng hoàn vốn. Lựa chọn sản phẩm thích hợp.
Một lưu ý nhỏ là sau khi thiết kế phải làm việc lại với nhà sản xuất để nắm rõ các phần nào là option (tuyỳchọn) để tránh thiết kế và triển khai không giống nhau.
-----------------------------------------------

THIẾT KẾ THEO THỔI SÀN.

1.Truyền thống cổ điển:(phát triển từ DC Telecom).
Dùng sàn giả (hoặc trần) có cao độ lớn khoảng 400mm- 600mm để tận dụng nó vừa đi dây vừa phân phối khí lạnh. Nó đóng vai trò ống gió phân phối khí lạnh và vì vậy cũng phải xem xét đến hiệu ứng thoát nhiệt, trở lực gió nếu tính toán vừa sát với công suất lạnh.

Các tấm hút khí và thoát khí phải là loại điều chỉnh được độ mở (bằng tay/hoặc tự động)để cân bằng áp suất trở lực gió. Trường hợp diện tích sàn lớn hơn 10x10m, nên phối hợp các biện pháp gắn quạt tăng cường lực hút, lực thổi và quạt tăng áp. Có thể kết hợp với các ổng gió dẫn trực tiếp đến các khu vực trọng yếu.

Khi có nhiều máy phải sử dụng loại có cửa gió tự động đóng khi máy ngừng, và tự mở khi máy chạy. Nếu đặt ở phòng ngoài thổi vào thì phải liên kết với hệ thống báo cháy đóng tất cả các cửa gió này để ngăn cháy lan.

Thường các máy lạnh phải đặt thêm một vài sensor ở xa (remote sensor) để máy lạnh không bị ngừng đối với các tải nhiệt ở xa. Nếu không máy có thể ngừng hoạt động khi thấy không khí return đạt đủ độ lạnh (nhiệt độ return không phản ánh chính xác). Một số site tôi gặp không có remote sensor hoặc vị trí đặt remote sensor không thích hợp, hoặc trước đây thích hợp sau này lại không, người quản lý buộc phải chỉnh máy lạnh rất lạnh để máy luôn luôn chạy, do vậy một số khu vực vô cùng lạnh.

Phải có bộ quản lý các máy lạnh chung nhóm để điều khiển tránh cơ cấu kéo đẩy, chống đối giữa các máy lạnh.

Giải quyết vấn đề khử ẩm tự nhiên: Thực tế để đảm bảo nhiệt độ ở phòng phía xa là 22oC thì nhiệt độ gió cấp ra của máy lạnh sẽ là từ 14oC - 18oC, hầu như dưới 16oC nước sẽ có khuynh hướng đọng nước ngưng. Sự chuyển pha này sẽ làm giảm công suất máy lạnh do vậy tính toán phải lưu ý đến diện tích và phải tính dư thêm công suất lạnh do sự tổn thất tự nhiên này.

Khứ ẩm nhân tạo: Máy lạnh chính xác sẽ làm không khí có thể lạnh đến 10 - 12oC để khử ẩm. Do vậy nó cần một bộ sấy để nâng không khí supply lên khoảng 16 -17oC trước khi thổi ra ngoài. Thường nó sẽ bằng 10% năng lực lạnh.

Bộ tạo ẩm: thông thường máy lạnh chính xác nó sẽ không khử ẩm thấp hơn mức cài đặt trừ khi không khí bị khô (do môi trường ôn đời).Do vậy lẽ ra bộ tạo ẩm laàkhông cần thiết ở môi trường nhiệt đới.Nhưng các loại máy thổi sàn luôn có sự khử ẩm tự nhiên nên không khí sẽ mỗi lúc một khô. Khi độ ẩm còn 20% sẽ có các lỗi bit sinh ra do hiện tượng tỉnh điện, máy tính có thể bị ảnh hưởng, mạng có thể chậm xuống hoặc bị treo. Do vậy cần một bộ tạo ẩm dạng hơi với năng lực phù hợp (tuỳ theo diện tích phòng) có thể đạt đến 7kg nước/giờ cho công suất lạnh khoảng 60kW (gần 18Ton).

Thải nước: Cần lắp đặt máy bơm nước thải ra có năng lực tốt. Cao độ và lưu lượng cũng như sự cảnh báo bơm hỏng là cần thiết. Máy lạnh có thể bị hóa đá ở dàn trao đổi nhiệt nếu nước ngưng tràn không thoát được.

Phát hiện rò rỉ nước: gắn xung quanh máy lạnh và có thể ở xa tuỳ thuộc vào độ dốc và cách phân phối gió. Rất cẩn thận nếu sử dụng trên trần có thể nước vào thiết bị.

Vách trần, tường, sàn: phải lót kiềm, sơn cách nhiệt và cách nhiệt cẩn thận bên trong và sử dụng vật liệu cách nhiệt rất tốt. Sự rạn nứt có thể xảy ra do độ ẩm nhiệt độ bên ngoài quá lệch (đặc biệt với loại máy thổi sàn).

Phòng trung gian: với sự chênh lệch lớn cần có một phòng trung gian để đem thiết bị từ trong ra ngoài và ngược lại. Phòng này sẽ gắn máy lạnh nhẹ. Nhằm mục đích thiết bị sẽ không bị đọng nước, sốc nhiệt khi đem từ trong phòng lạnh ra phòng nóng ẩm cao.

- Đối với tải nhiệt nhẹ, sự thăng giáng thấp. Giải pháp này rất tốt.
- Đối với tải nhiệt cao, sự thăng giáng thấp. Giải pháp này cũng khá kinh tế
- Đối với tải nhiệt vừa, sự thăng giáng cao. Không kinh tế về đầu tư lẫn chi phí vận hành. Sẽ có hiệu ứng kinh tế giả là vẫn rất tốt khi các thiết bị, đầu tư cần phải lắp bị bỏ đi (đây là trường hợp người ta gọi là option).
 
Trả lời: Thiết kế cho Data Center

Bài của bạn hay đó, thanks nhé, bạn có thể gởi ở mục bài viết để nhiều người đọc được và để đẹp hơn bạn gởi thêm 1 vài tấm hình.
 
Trả lời: Thiết kế cho Data Center

Em mới tìm hiểu về cái này, các bác giải thích hộ em tiêu chuẩn N+1, N+N và 2(N+1) khác nhau như thế nào với. Bác nào có thông số về công suất tỏa nhiệt của các thiết bị viễn thông IT không gửi cho em với
Thanks.
 
Trả lời: Thiết kế cho Data Center

@ Cac bac.
Sorry các bác. Thời gian vừa qua em bận quá không online.
Bên em cuối tháng có tham gia triển lãm DATA CENTER.

Ngày 26-29/11/08 Tại Hội Chợ Triển Lãm Hoàng Văn Thụ
Trung tâm HIECC - 446 Hoàng Văn Thụ, Tân Bình, TP HCM


Bác nào quan tâm, tìm hiểu và đang làm bên lĩnh vực HẠ TẦNG TRUNG TÂM DỮ LIỆU đến tham quan gian giới thiệu sản phẩm và cùng nhau trao đổi công nghệ.
Công ty TNHH Liên Doanh GLOBAL-SITEM
Sẽ rất vui và vinh dự được trao đổi với các bác.
DO thời gian gấp cũng như không có số Phone liên lạc với các bác nên không thể gởi thư mời. Các bác thông cảm nha.
Nếu cần hỗ trợ bất cứ thông tin gì các bác liên hệ với em nha 24/24.

Ngô Xuân Lợi
Tell: 0904513766
Mail: [email protected]


Sẽ rất vui nếu các bác để lại số PhoneEmail. Em sẽ liên lạc tới các bác.

Thank you so much !
 
Trả lời: Thiết kế cho Data Center

Bạn pro ơi. Chắc bạn làm cho công ty chuyên ngành nên được đào tạo có bài bản.Mình có quan tâm về mảng ĐHKK cho trung tâm dữ liệu (Data Center/DC)như bên bạn đang làm. Tuy nhiên kiến thức về mảng này mình còn yếu mong bạn và các a/e khác chỉ giáo giúp cho. Mình có 1 số thắc mắc như sau:
1.Loại phòng DC trên có khác gì về cấu trúc so với cái gọi là Server Room, và từ đó có khác gì trong việc thiết kế hệ thống ĐHKK. Nhân tiện bạn có thể giới thiệu có mấy loại hệ thống, về nguyên lý,ĐHKK được ứng dụng trong đối tượng công nghệ thông tin có tải nhiệt cao và tập trung như kiểu này.
2.Phải chăng đ/v loại ứng dụng này thường khuyến cáo nên sử dụng kiểu thiết kế sàn nâng không ống gió để phù hợp với cấu hình kiến trúc ngành CNTT ( về bố trí các hàng Rack đặt Server với các tuyến cáp dữ liệu)? Với hệ thống không có ống gió này,mà lại có 1 khoang sàn bự tổ chảng với cả tỉ loại dây cáp bên trong giống như khoang gió cấp ( Supply chamber)
thì tính toán thiết kế thế nào? Và làm thế nào để điều chỉnh lưu lượng gió phù hợp cho từng vị trí đặt thiết bị rack; tính toán trở kháng hệ thống thế nào để chọn cột áp tĩnh của quạt máy lạnh cho phù hợp?
Rõ ràng đây là 1 yêu cầu cơ bản của bài toán thiết kế,ngoài việc tính tải lạnh,cần phải giải quyết. Hiện tớ chưa có hướng giải quyết thoả đáng, mong được bạn và các a/e giúp cho.
Xin chân thành cảm ơn.
 
Back
Bên trên