(Thiết kế kho lạnh bảo quản lạnh và bảo quản đông 1/2 con lợn)

Huynt

Thành Viên [LV 0]
Em đang làm đồ án về kho lạnh, em muốn hỏi là khi làm bảo quản đông và bảo quản lạnh 1/2 con lợn thì có những phương pháp nào ạ?
 
Dạ em/cháu muốn hỏi là khi bảo quản đông hay bảo quản lạnh thì có những phương pháp nào phù hợp như chất đống, treo... ấy ạ?
Theo mình, để bảo quản lạnh/bảo quản đông lâu dài (cần chi phí rẻ), thì Phương pháp thông thường nhất là làm lạnh gió (các sản phẩm sau cấp/kết đông chứa trong bao bì) ở trong môi trường Không khí lạnh với Tốc độ gió vừa phải.
Còn để cấp/kết đông các Sản phẩm tươi sau chế biến với nhiều loại quy cách, kích thước như thịt nguyên con, nửa con...hay cá nguyên con, fi-lê...thì tùy theo đặc điểm, quy cách, kích thước...sản phẩm mà có thể chọnNguyên lý cấp đông và cách thức tiếp xúc của sản phẩm với Chất tải lạnh khác nhau như: Đông gió với đối lưu gió cưỡng bức tốc độ cao (hàng để chất đống hay treo...), Đông tiếp xúc (trong các khay nước), hay dạng hỗn hợp cả gió và tiếp xúc (như trong các Băng chuyền cấp đông). Ngoài ra còn có hình thức cấp đông nhiệt độ cực thấp và siêu nhanh bằng cách nhúng Sản phẩm vào Dịch Ni-tơ lỏng nữa...
Các Phương pháp Công nghệ thì đa dạng. Việc lựa chọn chủ yếu là tùy theo đặc điểm của từng loại Sản phẩm mà chọn, chủ yếu là dựa theo Tiêu chí của ngành Công nghệ chế biến thực phẩm, cho phù hợp. Công nghệ làm lạnh chỉ là đi theo để đáp ứng và phục vụ cho các yêu cầu của ngành Công nghệ thực phẩm mà thôi
Xin có vài ý kiến trao đổi với Bạn nhé.
 
Theo mình, để bảo quản lạnh/bảo quản đông lâu dài (cần chi phí rẻ), thì Phương pháp thông thường nhất là làm lạnh gió (các sản phẩm sau cấp/kết đông chứa trong bao bì) ở trong môi trường Không khí lạnh với Tốc độ gió vừa phải.
Còn để cấp/kết đông các Sản phẩm tươi sau chế biến với nhiều loại quy cách, kích thước như thịt nguyên con, nửa con...hay cá nguyên con, fi-lê...thì tùy theo đặc điểm, quy cách, kích thước...sản phẩm mà có thể chọnNguyên lý cấp đông và cách thức tiếp xúc của sản phẩm với Chất tải lạnh khác nhau như: Đông gió với đối lưu gió cưỡng bức tốc độ cao (hàng để chất đống hay treo...), Đông tiếp xúc (trong các khay nước), hay dạng hỗn hợp cả gió và tiếp xúc (như trong các Băng chuyền cấp đông). Ngoài ra còn có hình thức cấp đông nhiệt độ cực thấp và siêu nhanh bằng cách nhúng Sản phẩm vào Dịch Ni-tơ lỏng nữa...
Các Phương pháp Công nghệ thì đa dạng. Việc lựa chọn chủ yếu là tùy theo đặc điểm của từng loại Sản phẩm mà chọn, chủ yếu là dựa theo Tiêu chí của ngành Công nghệ chế biến thực phẩm, cho phù hợp. Công nghệ làm lạnh chỉ là đi theo để đáp ứng và phục vụ cho các yêu cầu của ngành Công nghệ thực phẩm mà thôi
Xin có vài ý kiến trao đổi với Bạn nhé.
Cháu muốn hỏi thêm là khi quy hoạch mặt bằng kho lạnh ấy ạ, nếu sử dụng phương pháp treo ( đối với sản phẩm là 1/2 con lợn) thì định mức chất tải là tấn/mét dài thì mình sẽ tính thể tích của kho như nào ạ ?
 
Câu hỏi này của Bạn là đã đi vài quá Chi tiết rồi. Và có lẽ không có Tài liệu để quy định về tiểu tiết cụ thể mà Người TK phải tự suy luận ra cho phù hợp với Điều kiện thực tế.
Mình ví dụ.
Bạn đã có và xuất phát từ Dữ liệu Mật độ treo Tải trọng (gần như thành chuẩn) 200-250kg/met dài thanh treo Sản phẩm. Từ đây, căn cứ vào chiều dài Thanh treo sẽ tính ra Tải trọng treo trên 1 Thanh. Thông thường, để phù hợp với Dòng gió trao đổi nhiệt thì các Thanh treo này hay bố trí thành các Hàng xếp dọc theo chiều gió của các Dàn lạnh gió. Đồng thời, Vị trí các Đường cấp gió đối lưu của Quạt lạnh cũng được dùng làm trục Giao thông nhập xuất hàng trong Kho lạnh.
Căn cứ vào Bố trì các Dàn lạnh (dọc theo) Hành lang thổi tuần hoàn gió lạnh (thẳng hướng với Quạt Dàn lạnh) để tính ra khoảng Dãn cách giữa các Thanh treo theo Thực tế. Chú ý là Hành lang cấp gió lạnh này cũng thường được dùng làm Hành lang giao thông cho các Phương tiện chuyên chở (có thể là xe hàng nhỏ) nên phải cân đối chiều rộng cho phù hợp.
Cân đối các Nhận xét trên đây, Bạn sẽ bố trí được Hệ thống các Trục thanh treo để đáp ứng Tổng Khối lượng hàng chứa trong Kho (gọi là Dung tích chứa của Kho), và từ đó sẽ Xác lập được Mặt bằng cần thiết (với các Dàn lạnh và Thanh treo) của Kho.
Đến đây, khi đã biết Diện tích Kho S, cùng với Chiều cao phổ thông h của Kho (thường cũng thấp thôi, khoảng h=3m để còn có thể thao tác treo dỡ hàng thủ công), Bạn sẽ suy ngay ra được Thể tích Kho V= S.h
1699675926900.png

Bạn tham khảo 1 Hình ảnh Bố trí Gía treo Sản phẩm Thịt nửa con kết hợp với Dàn lạnh nhe.
 
Back
Bên trên