Cần giúp Tính áp cho quạt hút khói và quạt tăng áp

con giong to

Thành Viên [LV 0]
Các bác cho em xin chút kinh nghiệm về cách tính áp cho quạt tăng áp cho quạt hút khói và tăng áp buồng thang ạ. Em đang tính theo sách điều hòa không khí tức là:
- Đối với áp quạt hút khói = tổn thất áp trên 1m chiều dài + tổn thất áp cục bộ.
- Đối với quạt tăng áp buồng thang = ổn thất áp trên 1m chiều dài + tổn thất áp cục bộ + áp yêu cầu (20-50)pa.
Em tính như vậy có hợp lý không các bác. Các bác cho em xin ý kiến ạ. Em cảm ơn.
 
Liên quan tới câu hỏi của bạn, mình có một số ý kiến cho bạn như sau:

- Tổn thất áp suất của đường ống = tổn thất dọc đường (chiều dài) + Tổn thất cục bộ. Vậy nên bạn nói tổn thất áp suất trên 1m chiều dài là chưa chính xác. Phải nói là là tổn thất áp suất tính theo 1m chiều dài đường ống.

- Về quạt tăng áp cầu thang: " +áp yêu cầu (20-50)pa." là chưa chính xác. Bạn cần hiểu là yêu cầu tạo áp suất dương trong buồng thang 20-50Pa tức là bạn phải cung cấp một lượng không khí vào trong buồng thang để áp suất bên trong buồng đạt được 20-50Pa so với không gian bên ngoài chứ không phải là bạn thổi không khí có áp lực 20-50Pa vào trong buồng thang là được. Đó là lý do công thức tính lưu lượng không khí thổi vào là Q=0.83xAx Sqrt(P).

Không chỉ có bạn mà mình thấy rất nhiều người hiểu chưa đúng chỗ này.
 
Liên quan tới câu hỏi của bạn, mình có một số ý kiến cho bạn như sau:

- Tổn thất áp suất của đường ống = tổn thất dọc đường (chiều dài) + Tổn thất cục bộ. Vậy nên bạn nói tổn thất áp suất trên 1m chiều dài là chưa chính xác. Phải nói là là tổn thất áp suất tính theo 1m chiều dài đường ống.

- Về quạt tăng áp cầu thang: " +áp yêu cầu (20-50)pa." là chưa chính xác. Bạn cần hiểu là yêu cầu tạo áp suất dương trong buồng thang 20-50Pa tức là bạn phải cung cấp một lượng không khí vào trong buồng thang để áp suất bên trong buồng đạt được 20-50Pa so với không gian bên ngoài chứ không phải là bạn thổi không khí có áp lực 20-50Pa vào trong buồng thang là được. Đó là lý do công thức tính lưu lượng không khí thổi vào là Q=0.83xAx Sqrt(P).

Không chỉ có bạn mà mình thấy rất nhiều người hiểu chưa đúng chỗ này.
Em cám ơn bác.
Bác cho em hỏi chút nữa là em đang làm hút khói cho tòa nhà 27 tầng (1 tầng hầm làm gara + 26 tầng nổi) nhưng tầng 3(S=17000m2,h=4.7m),4 (s=2000m2,h=3.2m) lại bố trí để gara xe oto và xe máy. Em tính toán hút khói cho 2 tầng này theo bộ số trao đổi là 6 thì lưu lượng hút hơn 90.000m3. Bác xem giúp em có thể áp dụng theo công thức nào khác được không ạ ví dụ công thức tính theo phụ lục L (tcvn5687:2010).
 
Gara Oto xe máy, hút khói bội số là 9 mà , 6 chỉ là thông gió bình thường Fire Code Singapoer nhé bạn.
 
Nếu lấy bộ số là 9 lần thì quạt hút lưu lượng lớn quá các bác ak. Sau khi nhân bộ số 9 lần có phải tính theo tỷ lệ tăng của chiều cao nếu chiều cao phòng >2.5 không ạ.
 
Cái diện tích của bạn lớn quá, bạn đọc tiêu chuẩn cho gara di với s 17000m2 mình nghĩ phải chia zone ra đó chứ k tính gop duoc đâu
 
Cái diện tích của bạn lớn quá, bạn đọc tiêu chuẩn cho gara di với s 17000m2 mình nghĩ phải chia zone ra đó chứ k tính gop duoc đâu
Em vừa kiểm tra trong QCVN 04-1:2015/BXD: Nhà ở và công trình công cộng có nói đền việc lấy bội số 9 các bác ak.
Em đánh thừa số 0 có 1700m2 thôi bác.
 
Hút khói bội số 9 lần được ghi rõ trong Điều 2.6.5 QCVN:04-2018. Nhưng đây mới chỉ là dự thảo.

Link: http://www.xaydung.gov.vn/c/document_library/get_file?p_l_id=26808&folderId=48304&name=88402

Ngoài ra đúng như bạn binhjuki nói tiêu chuẩn Singapore cũng quy định như vậy.

Khi nào thiết kế xong, gửi bản vẽ lên mọi người review cho nhé.
Các bác có tiêu chuẩn BS 5588 part 4:1978 cho em xin file được không.
 
Các bác có công thức tính toán tăng áp cho phòng đệm thang bộ, phòng đệm giếng thang máy và phòng đệm phòng rác không ạ
 
Back
Bên trên