Tính toán chọn công suất Chiller và kích thước đường ống nước Chiller.

lanhgooner6298

Thành Viên [LV 0]
Chào tất cả các anh/chị trong group.
Em mới đi làm và đang tìm hiểu cách tính chọn công suất Chiller và đường kính ống nước Chiller. Tải cho từng khu vực thì em đã tính được qua các phần mềm chuyên dụng nhưng chưa biết cách tính chọn tải cho Chiller cũng như đường ống nước Chiller. Các anh/chị trong group có thể chỉ giúp em được không ạ. Em xin cảm ơn mọi người.
Chúc mọi người một ngày làm việc thật hiệu quả.
Trân trọng !
 
Chi tiết cụ thể về tính toán thiết kế chiller bạn có thể xem trong cuốn "Hướng dẫn thiết kế hệ thống điều hoà không khí " của thầy Nguyễn Đức Lợi (mua trên tiki, hay ngoài hiệu sách các trường kỹ thuật đều có).
Một số điểm cơ bản để tính toán lựa chọn như sau:
- Công suất chiller >= tổng tải lạnh các khu vực cần điều hoà (thường lấy cao hơn 10~15% so với tính toán)
- Lưu lượng nước, theo công thức tính nhiệt:
Q = G x Cp x Delta_T
Q: công suất lạnh của chiller, kW
G: lưu lượng nước, kg/s
Cp: nhiệt dung riêng của nước, 4.18kJ/kg
Delta_T: hiệu nhiệt độ nước lạnh cấp - hồi (nhiệt độ nước lạnh cấp/ hồi tiêu chuẩn là 5/10oC hoặc 7/12oC)
Biết Q, biết Cp, biết Delta_T tính được G. Chú ý qui đổi đơn vị từ kg/s ra l/s.
- Đường kính ống nước: tính từ lưu lượng nước ở trên và vận tốc nước tiêu chuẩn cho từng loại ống (tra bảng chọn, google search hoặc xem trong sách hướng dẫn bên trên).
Một cách đơn giản hơn là download phần mềm Pipe checker về dùng, trên diễn đàn có upload.
 
Xin đóng góp thêm chút Ý kiến với các Bạn.
Về các Công thức và Công cụ tính toán thì như Bạn đã nmq123 dẫn ra là đúng. Mình chỉ xin bàn về góc độ Lý luận kiểu như "đường lối" định hướng thôi. Có 2 phần trao đổi như Bạn đã hỏi. Mình chỉ đề cập ở dạng Đại khái thôi nhé, nhấn mạnh về Tư duy Toán học là chính.
1- Tính toán chọn CS Chiller theo các Phụ tải: Ta đi theo Quy trình tính TK:
Phụ tải ở đây là các Phụ tải Nhiệt Ẩm của các Phòng/Khu vực con trong Tổng thể Công trình mà (cụm) Chiller có nhiệm vụ Cung cấp lạnh. Mỗi Phụ tải Phòng Qi= Qi(t) sẽ là 1 Hàm số của Thời gian thực t và mỗi Phòng sẽ được Trang bị 1 Thiết bị Dàn lạnh FCU/AHU để cấp lạnh nhằm Cân bằng Nhiệt Ẩm cho KK Phòng. Rõ ràng để bảo đảm về Khả năng xử lý trong mọi tình huống, CS tínhtoán chọn Dàn lạnh này phải bằng Gía trị cực đại của Phụ tải Phòng Qfcu= Qi(max) trong 1 Chu kỳ TG làm việc (TD 1 ngày).
Tiếp theo, là tính toán Phụ tải lạnh cho cả Hệ thống nước lạnh Chiller. Phụ tải Hệ thống nước bằng Tổng các Phụ tải lạnh thực (tức thời) của các Phòng: Q= ∑Qi(t)= Q(t) cũng sẽ là 1 Hàm số của Thời gian thực t. Hàm Phụ tải Q(t) tổng này rõ ràng cũng sẽ có đạt 1 Gía trị cực đại Qmax nào đó ở trong 1 Chu kỳ làm việc. Do việc Biến thiên của các Phụ tải Thành phần Qi(t) không đồng pha, nghĩa là chúng sẽ không bao giờ có được cực đại cùng 1 lúc, cho nên Gía trị cực đại Qmax của Hàm tổng bao giờ cũng sẽ nhỏ hơn Tổng của các Gía trị cực đại Qi(max) của các Hàm con thành phần. Trong Bài toán Thiết kế Hệ thống thì Qmax chính là CS tính toán của (để chọn) Chiller Qchiller, còn Qi(max) chínhlà CS tínhtoán của (đểchọn) DànlạnhPhòng FCU,AHU Qfcu/ahu
Đến đây chúng ta mới hiểu rõ thêm về Ý nghĩa và Hiệu quả hỗ trợ của các Công cụ Phần mềm Tính Phụ tải (và chọn Thiết bị) (chuyên nghiệp) mà các Bạn vẫn dùng. Chúng sẽ thiết lập ra các Hàm Phụtải Phòng Qi(t) và Hệ thống Q(t) theo Thời gian thực t (trong ngày) căn cứ vào tất cả các Dữ liệu đầu vào mà Bạn đã nhập - nhất là Hàm thời tiết và Phụ tải sinh hoạt theo TG thực t, đồng thời sẽ tự động tính toán ra cho bạn các CS Tính toán cần thiết Qfcu/ahu và Qchiller để tùy nghi sử dụng (như bạn vẫn dùng đấy, không biết Bạn đã thử chưa)?
Kết luận: theo mình, trừ phi có những Yêu cầu đặc biệt, nói chung nên chọn Qchiller ≤ ∑Qfcu/ahu. Ngoài ra, để tiết kiệm và linh hoạt cũng như an toàn trong việc Điều chỉnh CS lạnh, người ta còn chỉa CS lạnh ra cho vài con Chiller chạy song song nữa!
2- Tính toán phần Hệ nước: bao gồm 2 phần: chọn Cỡ ĐK Ống và tính chọn Bơm nước.
Việc chọn Cỡ ống phải dựa trên Lưu lượng qua ống theo Yêu cầu, đúng như bạn nmq123 đã hướng dẫn. Việc của ta là chọn Vận tốc nước qua ống theo Tiêu chuẩn phù hợp với Công năng (vị trí) của từng Đoạn ống trong Sơ đồ HTh nước. Phần mềm chỉ giúp ta Tính toán ra Tổn thất áp trên từng đoạn ống để từ đó, tổng hợp lại theo Sơ đồ đường ống và Thiết bị, mà có được Cột áp tính toán cho Bơm nước. Về Nguyên tắc là thế.
Nhớ là việc tính toán được thực hiện ở Chế độ hoạt động Danh định (của tất cả các Thiết bị Thành phần) nên ta sẽ lấy Thông số TK Danh định (Lưu lượng, Tổn thất áp) của chúng để đưa vào tính toán và sau đó tổng hợp Thông số (Lưu lượng, áp) cho cả Hệ thống. Trong Chế độ tính toán Danh định như thế, Tổn thất áp cho các Van ĐK cho Dàn lạnh sẽ lấy ở mức tối thiểu (độ mở 100%). Và Cột áp Bơm tính được nên lấy dư ra 1 chút cho an toàn.
Xin có vài ý bổ sung, đóng góp thêm với các bạn
Trân trọng
 
Back
Bên trên