Tin tức VẤN ĐỀ ĂN MÒN VÀ HIỆU SUẤT CỦA DÀN TẢN NHIỆT

Trần Hiền Blygold

Thành Viên [LV 0]
Vấn đề lớn nhất của việc bị ăn mòn ở giai đoạn trung hạn của các dàn tản nhiệt trong các hệ thống ĐHKK là sự giảm hiệu năng hoạt động của hệ thống, và do đó dẫn đến tăng chi phí vận hành. Ở mức độ dài hạn, sự ăn mòn của dàn tản nhiệt có thể bao gồm cả sự tổn phí lớn về điện năng tiêu thụ đồng thời với khả năng bị hư hỏng toàn bộ của hạng mục hoặc toàn hệ thống.

Tổn phí của sự ăn mòn này thật sự nằm trong hóa đơn tiền điện của bạn.

Sự hư hỏng của các lá tản nhiệt bị ăn mòn còn có thể dẫn đến sự hư hỏng sớm của các thành phần khác trong hệ thống. Các cánh tản nhiệt bị ăn mòn có thể gây ra áp lực tĩnh vận hành lớn hơn lên các quạt gió, từ đó dẫn đến sự quá nhiệt và gây hỏng quạt. Sự ăn mòn của lá tản nhiệt cũng làm giảm hiệu suất trao đổi nhiệt của hệ thống dẫn đến gia tăng nhiệt độ ngưng tụ cần thiết của môi chất trong ống ngưng và làm quá tải hoặc hư hỏng máy nén.

Một dàn tản nhiệt bị ăn mòn sẽ đến lúc gây ra phí tổn lớn để thay thế hệ thống khi bị hư hỏng, tuy nhiên, cùng với nó là những phí tổn thực sự có thể khó thấy được trong quá trình vận hành trước khi bị hư hỏng hoàn toàn. Đó là những phí tổn do phải gia tăng biên độ công suất có thể lên đến 30%, làm gia tăng điện năng tiêu thụ có thể lên đến 35% cũng như làm giảm hiệu suất làm lạnh từ 25%-30%.

Sự ăn mòn của những lá nhôm tản nhiệt có thể trông giống như những sự hư hại nhẹ khi quan sát bằng mắt thường, và thường bị đánh giá chủ quan trông như là vẫn có thể hoạt động được trong vài năm nữa. Đúng là hệ thống đó vẫn có thể chạy được một ít thời gian nữa nhưng những phí tổn thật sự mà bạn có thể không nhận ra nằm trong sự gia tăng đáng kể của hóa đơn tiền điện của bạn hằng tháng.


1. Sự ăn mòn ảnh hưởng đến công suất điều hòa như thế nào?

Sự ăn mòn sẽ gây ra tổn hao hiệu suất và công suất của hệ thống ĐHKK, mà điều đó sẽ làm cho hệ thống tiêu thụ nhiều điện năng hơn và giảm hiệu suất làm lạnh. Do đó, hệ thống của bạn sẽ thể hiện năng suất kém nhất khi mà bạn cần nó nhất. Các dàn tản nhiệt là bộ phận dễ bị tổn thương nhất do xâm thực ăn mòn, mà nguyên nhân là do sự kết hợp của những kim loại có điện thế nội khác nhau (ở đây là nhôm và đồng) và do phải nằm ở vị trí chịu tác động thường xuyên của các tác nhân ăn mòn và ô nhiễm trong môi trường. Sự trao đổi nhiệt giữa môi chất lạnh trong ống và dòng không khí bên ngoài bị suy giảm do sự ăn mòn của các lá nhôm tản nhiệt. Hơn thế, những lớp vật liệu bị xâm thực tồn dư trên bề mặt lá tản nhiệt cũng gây ra thêm sự cản trở đáng kể đến sự đối lưu của không khí đi qua hệ tản nhiệt. Để có thể giải nhiệt được tải ra từ dàn lạnh, hệ thống sẽ phải nâng cao nhiệt độ ngưng tụ của môi chất, qua đó làm tăng độ chênh lêch nhiệt độ giữa khí gas trong ống ngưng và nhiệt độ không khí bên ngoài. Chính áp suất hay nhiệt độ ngưng tụ cao này là nguyên nhân làm cho máy nén trong hệ thống ĐHKK sẽ phải tiêu thụ nhiều điện năng hơn và thường sẽ bị hỏng vào mùa nóng.


2. Có gì khác nhau giữa các Precoat (epoxy, vinyl) và Blygold coating?

Lớp sơn Blygold là loại sơn gốc polyurethane được tích hợp các hạt phụ gia gốc nhôm, được phun phủ sau khi dàn tản nhiệt đã lắp ráp xong nên bảo đảm độ bao phủ hoàn toàn và triệt để lên toàn hệ thống. Các lớp sơn epoxy/vinyl là loại vật liệu cấp thấp hơn so với polyurethane về cấu thành vật liệu của nó, và do bản chất qui trình xử lý pre-coat (xử lý phủ bảo vệ cuộn vật liệu lá tản nhiệt trước khi láp rắp tổng thể dàn tản nhiệt gồm ống đồng-cánh nhôm) nên không thể đảm bảo độ bao phủ hoàn toàn cho hệ thống với các cạnh bị cắt khi chế tạo dàn coil dễ bị xâm thực. Không chỉ là bị hạn chế với các hiệu ứng bảo vệ chống ăn mòn chưa triệt để, các lớp pre-coat thông thường còn làm giảm hiệu suất trao đổi nhiệt so với hiệu suất ban đầu của hệ thống có thể đến 15% do tồn tại lớp sơn phủ cách nhiệt ngăn cản giữa tiếp xúc của ống đồng và cánh tản nhiệt.

3. Tại sao các hệ thống ĐHKK dễ bị ăn mòn:

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho hệ thống ĐHKK của bạn bị ăn mòn và xâm thực. Hệ tản nhiệt trong hệ thống ĐHKK thường được làm từ các ống đồng và lá nhôm. Với 2 kim loại khác nhau này, kết hợp với các tác nhân ô nhiễm và ẩm ướt trong môi trường, thì sẽ có nguy cơ rất lớn cho sự ăn mòn điện hóa (galvanic) xảy ra. Nhôm sẽ bị xâm thực rất nhanh tại vị trí tiếp xúc với ống đồng. Những thành phần chất ô nhiễm khác tồn tại trong môi trường như sulfur, carbon dioxide và ni-tơ, cũng có khả năng phản ứng trực tiếp với nhôm và đồng. Với một lượng không khí tự nhiên khổng lồ cùng với tất cả các thành phần ô nhiễm của nó được cưỡng bức lưu thông xuyên qua dàn tản nhiệt để giải nhiệt cho hệ thống thì các dàn tản nhiệt này sẽ phải hứng chịu nhiều nhất các tác nhân gây ăn mòn so với các thiết bị khác trong cùng môi trường.
 

Đính kèm

  • Blygold_PoluAI_XT_Vie.pdf
    1.7 MB · Xem: 176
  • BlygoldVN DutchMission leaflet print.pdf
    4.6 MB · Xem: 195
Back
Bên trên