Thảo luận Cùng bàn về hệ thống hút khói hành lang

Theo singapore hoặc BS tối thiểu là 10 ACH cho hút khói (4 cho MV). (20 là tự nghĩ ra thôi, >10)
VN thì cứ áp dụng TCVN 5687-2010 cho lành.
Mình thấy cách tính của các bác TCVN 5687-2010 qua rò lọt và cửa mở như vậy cũng ko đúng, như vậy Hành lang to cũng như hành lang nhỏ. Nếu dùng quạt trung tâm thì sẽ có sự lệch nhau nhiều giữa tầng Thoát nạn ( Tầng 1) và các tầng điển hình nữa.
 
Mình thấy cách tính của các bác TCVN 5687-2010 qua rò lọt và cửa mở như vậy cũng ko đúng, như vậy Hành lang to cũng như hành lang nhỏ. Nếu dùng quạt trung tâm thì sẽ có sự lệch nhau nhiều giữa tầng Thoát nạn ( Tầng 1) và các tầng điển hình nữa.
haiz tăng áp liên quan gì đến hành lang đâu. bạn xem lại cách tính
 
Khi hút

Khi hút thì chỉ hút 1 tầng thôi bạn, có ai tính rò rỉ qua cửa nữa đâu.
Bác ơi vậy còn vận tốc gió qua ống và vận tốc qua cửa có cơ sở để bảo vệ không, thường thì sở PCCC ko để ý việc này nhưng CDT họ lại để ý.
Em cũng chả biết giải thích với họ thế nào nữa./
 
Bác ơi vậy còn vận tốc gió qua ống và vận tốc qua cửa có cơ sở để bảo vệ không, thường thì sở PCCC ko để ý việc này nhưng CDT họ lại để ý.
Em cũng chả biết giải thích với họ thế nào nữa./
Em cũng đang làm về cái vụ hút khói này. Em thấy nó đơn giản mà ông anh. Mình chỉ cần thiết kế bội số 6/10 ~ normal/ fire mode. Vận tốc trông ống thì <10 m/s. Còn vận tốc qua cửa thì đâu có liên quan nhỉ. Vì hành lang hở hay không hở đầu có hút khói và mục đích của nó là gom khói sao cho nhanh và hợp lý chứ liên quan gì tới cửa đâu. Vận tốc qua cửa chỉ cần xác định khi làm điều áp cầu thang thôi. Theo quan điểm của em dựa trên tiêu chuẩn CP-13 và BS.

Gửi từ Redmi Note 2 của tôi bằng cách sử dụng Tapatalk
 
haiz tăng áp liên quan gì đến hành lang đâu. bạn xem lại cách tính
Tăng áp: Cầu thang bộ, hố thang máy, buồng đệm thang bộ, thang máy.
Hút khói: Hành lang, khu vực có diện tích 200m2 trở lên có
Em cũng đang làm về cái vụ hút khói này. Em thấy nó đơn giản mà ông anh. Mình chỉ cần thiết kế bội số 6/10 ~ normal/ fire mode. Vận tốc trông ống thì <10 m/s. Còn vận tốc qua cửa thì đâu có liên quan nhỉ. Vì hành lang hở hay không hở đầu có hút khói và mục đích của nó là gom khói sao cho nhanh và hợp lý chứ liên quan gì tới cửa đâu. Vận tốc qua cửa chỉ cần xác định khi làm điều áp cầu thang thôi. Theo quan điểm của em dựa trên tiêu chuẩn CP-13 và BS.

Gửi từ Redmi Note 2 của tôi bằng cách sử dụng Tapatalk
Cô gái xấu xí trả lời ko đúng rồi :)
 
Tăng áp: Cầu thang bộ, hố thang máy, buồng đệm thang bộ, thang máy.
Hút khói: Hành lang, khu vực có diện tích 200m2 trở lên có

Cô gái xấu xí trả lời ko đúng rồi :)
Anh có thể phân tích giúp em chỗ nào sai được không ạ, em cũng chỉ đọc từ tiêu chuẩn cộng với phán đoán của bản thân và kinh nghiệm chưa nhiều. tks so much.
 
Hút khói hành lang tính bội số trao đổi 20 lần là đúng rồi.
Vận tốc trong ống có thể đạt 17 m/s ( tiêu chuẩn BS_EN_12101_6_2005).
Phải hiểu là khi cháy, cần phải cấp gió hoặc hút gió càng nhanh càng tốt để tăng áp hoặc hút khói, vì vậy vận tốc gió trong ống lớn hơn bt là hiểu được.
Vận tốc hút khói <= 5m/s ( TCVN 5687_2010).
Vận tốc ra của miệng gió tăng áp cầu thang: Thiết kế mở đều các miệng gió, đảm bảo lưu lượng ra càng nhiều và càng nhanh càng tốt để đảm bảo áp suất khi đóng cửa có thể đạt đến 50Pa trong 5 phút, khi mở cửa tối thiểu phải đạt 20Pa. Vậy vận tốc gió qua cửa cũng sẽ lớn hơn bt đều ok.
 
Có một điều hơi vô lý của TCVN của mình là: Đòi hỏi khi cửa mở của tăng áp buồng thang, áp suất trong buồng thang đòi hỏi vẫn phải duy trì tối thiểu 20Pa, đo tại điểm ra của buồng thang. Trong khi đó các tiêu chuẩn nước ngoài chỉ nói P = 10 Pa.
Vậy đã có anh em nào test gió trong trường hợp này đạt được con số 20Pa chưa?
Tôi đo của một vài công trình đã làm nhưng không bao giờ đạt. Kể cả 10Pa cũng khó, cuối cùng phải xì ít tiền cho PCCC mới đạt. :)
 
Điều vô lý thứ 2 của tiêu chuẩn của mình là: Quy chuẩn việt nam/ QCVN-06: 2010/BXD có khá nhiều thông số và nhiều điểm xung đột với TVCN 5687-2010. Vậy cái nào chính thức được áp dụng? Tôi thấy TCVN hay QCVN của mình rất lởm khởm, vì không đồng nhất quan điểm thiết kế.
 
Hút khói hành lang tính bội số trao đổi 20 lần là đúng rồi.
Vận tốc trong ống có thể đạt 17 m/s ( tiêu chuẩn BS_EN_12101_6_2005).
Phải hiểu là khi cháy, cần phải cấp gió hoặc hút gió càng nhanh càng tốt để tăng áp hoặc hút khói, vì vậy vận tốc gió trong ống lớn hơn bt là hiểu được.
Vận tốc hút khói <= 5m/s ( TCVN 5687_2010).
Vận tốc ra của miệng gió tăng áp cầu thang: Thiết kế mở đều các miệng gió, đảm bảo lưu lượng ra càng nhiều và càng nhanh càng tốt để đảm bảo áp suất khi đóng cửa có thể đạt đến 50Pa trong 5 phút, khi mở cửa tối thiểu phải đạt 20Pa. Vậy vận tốc gió qua cửa cũng sẽ lớn hơn bt đều ok.
Dạ, thật sự xin lỗi tại em chưa nói rõ, vận tốc <10 m/s là với chế độ non tải 6 ach. còn khi lên 10ach vận tốc sẽ cao lên nhưng phải đảm bảo miệng gió phải có vận tốc < 5m/s để tránh cản trở người chạy nạn. Không biết như vậy đã chuẩn chưa ạ ^^
 
Điều vô lý thứ 2 của tiêu chuẩn của mình là: Quy chuẩn việt nam/ QCVN-06: 2010/BXD có khá nhiều thông số và nhiều điểm xung đột với TVCN 5687-2010. Vậy cái nào chính thức được áp dụng? Tôi thấy TCVN hay QCVN của mình rất lởm khởm, vì không đồng nhất quan điểm thiết kế.
Anh cho em hỏi cụ thể là khác nhau ở chỗ nào ?
 
Anh cho em hỏi cụ thể là khác nhau ở chỗ nào ?
Ví dụ: Trong QCVN06: Hút khói cho diện tích lớn hơn 3000m2 thì phải chia thành các vùng khói có diện tích không lớn hơn 3000m2, mỗi cửa hút khói phục vụ cho 1 diện tích tối đa 1000m2.
Trong TCVN 5687: Không gian có diện tích lớn hơn 1600m2 cần được chia ra nhiều vùng thoát khói, mỗi vùng thoát khói có diện tích không vượt quá 1600m2 : Xung đột với QCVN06.
Trong QCVN06: Chiều dài hành lang cần lắp 1 cửa thu khói không lớn hơn 45m.
Trong TCVN5687: Chiều dài hành lang cần lắp 1 cửa thu khói không lớn hơn 30m: Xung đột với QCVN06.
.etc.
 
Có một điều hơi vô lý của TCVN của mình là: Đòi hỏi khi cửa mở của tăng áp buồng thang, áp suất trong buồng thang đòi hỏi vẫn phải duy trì tối thiểu 20Pa, đo tại điểm ra của buồng thang. Trong khi đó các tiêu chuẩn nước ngoài chỉ nói P = 10 Pa.
Vậy đã có anh em nào test gió trong trường hợp này đạt được con số 20Pa chưa?
Tôi đo của một vài công trình đã làm nhưng không bao giờ đạt. Kể cả 10Pa cũng khó, cuối cùng phải xì ít tiền cho PCCC mới đạt. :)
Bác có thể chỉ giúp em trong BS_EN_12101_6_2005 dòng vận tốc ống gió 17m/s ở trang nào được ko, em trình tiếng Anh kém đọc đi đọc lại chả thấy.
Còn để tăng áp đạt 20-50PA thì bác phải đóng cửa tất cả các tầng lại, chỉ mở tầng 1 thôi, em chạy thử mấy công trình đều đạt cả
 
Ví dụ: Trong QCVN06: Hút khói cho diện tích lớn hơn 3000m2 thì phải chia thành các vùng khói có diện tích không lớn hơn 3000m2, mỗi cửa hút khói phục vụ cho 1 diện tích tối đa 1000m2.
Trong TCVN 5687: Không gian có diện tích lớn hơn 1600m2 cần được chia ra nhiều vùng thoát khói, mỗi vùng thoát khói có diện tích không vượt quá 1600m2 : Xung đột với QCVN06.
Trong QCVN06: Chiều dài hành lang cần lắp 1 cửa thu khói không lớn hơn 45m.
Trong TCVN5687: Chiều dài hành lang cần lắp 1 cửa thu khói không lớn hơn 30m: Xung đột với QCVN06.
.etc.
Trong QC 08 mỗi vùng khói chỉ dược 900m2 và hút khói 2 tầng tầng trên và dưới tầng hầm
Với tăng áp cầu thang, cửa chỉ mở 1,2 cửa là dược, đơn vị thí nghiệm bên mình đo toàn đạt >20Pa, chủ yếu là ko đạt tăng áp thang máy thôi bạn ạ
 
Trong QC 08 mỗi vùng khói chỉ dược 900m2 và hút khói 2 tầng tầng trên và dưới tầng hầm
Với tăng áp cầu thang, cửa chỉ mở 1,2 cửa là dược, đơn vị thí nghiệm bên mình đo toàn đạt >20Pa, chủ yếu là ko đạt tăng áp thang máy thôi bạn ạ
Phần hệ thống tăng áp thang máy ko đạt là do khe hở ở các cửa thang máy rất lớn, dẫn đến lưu lượng bị suy hao rất nhiều, bạn cứ tăng hệ số dự phòng cao lên là dc
 
Phần hệ thống tăng áp thang máy ko đạt là do khe hở ở các cửa thang máy rất lớn, dẫn đến lưu lượng bị suy hao rất nhiều, bạn cứ tăng hệ số dự phòng cao lên là dc
hì vậy bạn nhầm rồi, trong TC có qui định là cửa thang máy chỉ tính cho 1 cửa mở, nhưng thường đa số thiết kế ko để ý một hố thang thậm trí 5,6 thang máy, khi đó ta phải tính cho 5,6 cửa mở, chưa kể lỗ dò rỉ trên sàn OH bên trên giếng thang máy, những lỗ kéo cáp (200x200), lỗ chèn cửa vận hành thang máy, lỗ dây điện...chưa kể ma sát thành vách thang máy, và do thang máy ko trát trong
 
hì vậy bạn nhầm rồi, trong TC có qui định là cửa thang máy chỉ tính cho 1 cửa mở, nhưng thường đa số thiết kế ko để ý một hố thang thậm trí 5,6 thang máy, khi đó ta phải tính cho 5,6 cửa mở, chưa kể lỗ dò rỉ trên sàn OH bên trên giếng thang máy, những lỗ kéo cáp (200x200), lỗ chèn cửa vận hành thang máy, lỗ dây điện...chưa kể ma sát thành vách thang máy, và do thang máy ko trát trong
Vấn đề là tất cả cửa thang máy các tầng tuy đóng nhưng ko bao giờ kín khít 100%, do đó gió rò lọt qua đây rất lớn
 
Back
Bên trên