Follow along with the video below to see how to install our site as a web app on your home screen.
Note: This feature currently requires accessing the site using the built-in Safari browser.
Hỏi khơi khơi vầy khó trả lời quá heng !!!.
Thôi kiếm đại một nhà tư vấn thiết kế hệ thống chữa cháy luôn đi (vì nó dính đến nhiều tiêu chuẩn + nghiệm thu => mệt lắm).
Nếu bạn là muốn hỏi cho biết thôi thì thế này nhátui sẻ cho bạn thấy là nó hơi rắc rối, chỉ công ty thiết kế mới tính nổi hệ thống thôi
).
Bơm thì phụ thuộc 3 yếu tố chính: Độ nhớt, cột áp và lưu lượng .
1. Trong đó độ nhớt thì khỏi tính (cứ báo bên bán bơm là để bơm nước thì được rồi), mấy cái này trong trường hợp đặc biệt như dầu thì độ nhớt cao hơn, hay các loại bơm dùng trong thực phẩm .v.v.
2. Lưu lượng nè:
Theo tiêu chuẩn việt nam 7336-2003 nhà xưởng bạn thuộc loại gì, nguy cơ cháy thế nào ??? (có tiêu chuẩn mới thay thế kg thì mình hông biết, lâu quá rồi không làm). Giả sử nhà xưởng bạn thuộc loại có nguy cơ cháy trung bình đi heng, vậy thì ta có thế này:
Mật độ lưu lượng bao phủ sprinkler là : 0,12 l/s/m2
Giả sử mặt bằng cần bảo vệ là 240 m2
Diện tích bảo vệ trên một đầu chữa cháy trung bình là 12m2 trên một sprinkler.
Ta có số lượng sprinkler cho mặt bằng là 240/12 = 20 đầu phun sprinkler
Như vậy lưu lượng cần cung cấp cho một hệ thống sprinkler 240 m2 là:
Q = 0,12x240 = 28,8 l/s = 104 m3/h.
Tính đường kính ống chính nối vào sprinkler (tiền đề cho tính toán cột áp nha).
Không biết đánh công thức trên diễn đàn, thôi đánh trong word rồi chuyển sang hình nghen
![]()
3. Cột áp H = H1 + H2 +H3 (tính theo kinh nghiệm trong bí kíp mình thôi nghen:79.
H1: là tổng của cột áp xa nhất ( tức là áp lực nước theo độ cao từ vị trí đặt bơm đến nơi xa nhất của hệ thống sprinkler (đầu phun sprinkler xa nhất đó). Kinh nghiệm 5 mét ngang bằng 1 mét cao.
H2: cột áp để phun nước tại sprinkler (thường lấy sprinkler phun xa 5 mét).
H3: tổn thất áp tại co cút tê trên đường ống (tổn thất cục bộ).
Giả sử: khoảng cách từ bơm sprinkler đến đầu phun sprinkler độ cao là 40 m, ống đi ngang 20 m => cột áp cao H1 = 40+4 = 44 mét cao.
H2 lấy bằng 5 mét
H3 = Ha + Hb = A x L x QxQ(bình phương nên mình nhân vậy) + 10%*Ha
Q: lưu lượng nước qua ống (l/s)
L: chiều dài của đoạn ống (m)
Với A là sức cản ma sát từ ống (mỗi ống lại có sức cản khác nhau). A lấy theo tiêu chuẩn việt nam 4513-1988. => như ví dụ trên đường kính ống là DN150 => A = 0,00003395
=> H3 = 0,00003395x(40+20)x28,8x28,8 +10%*Ha = 2 mét nước
Vậy H = 44 + 5 + 2 = 51 mét nước.
Ghi chú: mới tính thử nghiệm một cái kích cở ống H3 là toát mồ hôi rồi, vì tòa nhà có một ống chính lớn, và nối vào nhiều ống chính nhỏ hơn (mỗi ống lại phải cộng thêm vào tổn thất H3 cục bộ nên thiết kế tính toán thường dùng phần mềm là chính yếu). Hồi xưa giờ tính tay không ah, nên chưa dùng phần mềm nào hết để kể ra (thông cảm nghen).
Sau đó báo cho bên cung cấp bơm sprinkler 2 thông số chính là cột áp 51 mét nước và lưu lượng 28,8 l/s. Từ đó bên bán bơm sẻ tra đồ thị nhà cung cấp và chọn bơm cho bạn.
Ngoài hệ sprinkler ra còn thêm một số loại khác như màng ngăn nước drencher, bơm bù jockey sprinkler và drencher, hệ thống bơm nước trụ chửa cháy ngoài (OUTDOOR HYDRANT, ), chửa cháy vách tường (INDOOR HYDRANT), hay chỉ đơn thuần là bình chửa cháy sách tay thôi (các loại bình A B C D), =>mấy cái tiêu chuẩn nó thôi mà mệt đầu rồi.
Uh, mà sao tụi thiết kế không nghiên cứu tính toán ra thêm phải dùng thêm water chiller làm lạnh nước để tăng hiệu quả chửa cháy vậy ta. He he, phải hệ thống nào cũng làm chiller dự trử nước lạnh để chửa cháy chắc mình39): khấm khá rồi).
Với tui kiến thức thì ít, mà nghe giang hồ đồn đại thì nhiều
Giang hồ lại hiểm ác (thôi kệ lây lất qua ngày => đến khi trở thành giang hồ mới thôi).
cột áp của máy bơm thì bạn tham khảo TCVN 7336-2003, mà nếu bạn có quen ai là sinh viên Trường ĐHPCCC thì mượn cuốn Giáo trình báo cháy và chữa cháy tự động, hướng dẫn thực hiện đồ án môn học báo cháy và chữa cháy tự động, ở đó có những công thức tính cụ thể mà bạn cần, cả tổn thất cục bộ, dọc đường, lưu lượng, ...
Cám ơn những chia sẻ của bạn. Bạn có thể chi tiết hơn được không
ah, sorry thức đêm để đánh bài này lên nên có sơ suất huyuce thông cảm heng!!!.
Nhờ bạn hỏi mình mới để ý "5 mét là tổn thất áp tại đầu của Sprinkler". Vì đầu phun nó nhỏ nên lực cản trở nó lớn => dẩn đến tổn thất áp lớn => lấy theo tiêu chuẩn cột áp cao thêm 5 mét để nó có đủ lực phun mạnh diện tích 12 m2.
Rất cám ơn bạn đã phát hiện !!!.
thực sự thì mình không chạm đến hệ phòng cháy cũng gần 2 năm rồi, nên không nhớ chính xác cho lắm. Nhưng đa số là căn cứ vào tiêu chuẩn đầu phun Sprinkler thường chọn tổn thất cột áp tại vị trí phun là thêm 5 mét cao (là tối ưu, vì đã rất mạnh rồi đó).
Như bạn Nily thì chọn cột áp đến 10 mét cao cho đầu phun Sprinkler có lẻ cũng quá cao => như thế qua tấm định hướng nó còn phun sương không chớ nước cái gì nữa (chắc là một loại đầu phun Sprinkler khác mà tui không biết).
vậy là tui bị hố rồi sao, thông cảm nghen bạn huyuce. Hồi xưa mình làm một bản thuyết minh nhiều thứ quá điện - nước -lạnh (tính để dự đoán công suất trạm điện tòa nhà thôi, mà sao hồi đó mình làm được bây giờ thì không nhỉ, tiêu chuẩn nhiều quá bỏ lâu là không biết nó nằm ở đâu luôn). Kiến thức mình còn kém quá mà lại đi tư vấn nhỉ ???.
=> Thôi cuối tuần này về cố gắng học lại phần cháy thôi, có câu "kiến thức là thứ còn lại trong đầu ta, sau khi ta đọc hết một quyển sách".
À cái áp lực ở đầu phun là em lấy theo tiêu chuẩn kỹ thuật của đầu phun Tyco, các loại đầu phun khác sẽ có tiêu chuẩn khác, nhưng thông thường nó cũng phải 10m H2O chứ loại 5m thì ít thấy lắm ạ. Mà áp lực 10m H2O cũng không đến nỗi xé nước thành sương đâu, bác cứ nói quá
Bác Huy làm ở bộ phận nào bên Kinden thế ạ ?
À cái áp lực ở đầu phun là em lấy theo tiêu chuẩn kỹ thuật của đầu phun Tyco, các loại đầu phun khác sẽ có tiêu chuẩn khác, nhưng thông thường nó cũng phải 10m H2O chứ loại 5m thì ít thấy lắm ạ. Mà áp lực 10m H2O cũng không đến nỗi xé nước thành sương đâu, bác cứ nói quá
Bác Huy làm ở bộ phận nào bên Kinden thế ạ ?