Thảo luận HỆ THÔNG ĐIỀU ÁP CẦU THANG CHO TOÀ NHÀ

cogaixauxi_183

Thành Viên [LV 1]
Chào cả nha,
Mình là tân binh mới vào nghề, mình đang làm về hệ thống điều áp cầu thang cho tòa nhà. Mình có vài thắc mắc mong các bro giải đáp giúp:
- Tòa nhà mình đang lam tầm 23 tầng, cần điều áp câu thang bộ (có phòng đệm) . Mình dùng phương án như sau: tính toán theo CP-13 của Sing và mình điều áp phòng đệm lun bằng 1 miệng gió thông 2 phòng ( buồng đệm và lông thang). Minh đã tính luôn lưu lượng rỏ rỉ ở cửa của phong đệm. Vây có hợp ly không phải điều áp riêng???? và em sử dụng +OBD cho mỗi miêng, gắn cảm biến chênh áp ở tấng kề cuối. có phải phương án chi phi rẻ mà phổ biến không vì có ng góp ý là dùng van điện từ đặt mỗi tầng sẽ chuẩn hơn nhưng em thấy nó chi phí cao. Em chưa có kinh nghiệm thưc tế nhiều, mong nhận đc sự tro giúp nhiệt tình. :) tks a lot
 
Nhiều dự án mình thường thấy dùng 1 Damper xả áp đặt gần quạt tạo áp , Hoặc dùng biến tần điều tốc quạt tạo áp
Cái damper đó thì mình cũng có thiết kế, nhưng để điều chỉnh áp tại từng tầng đó bạn, xài OBD mình thấy nó ổn và rẻ tiền hơn.
 
Dùng OBD là hợp lý rồi . Dùng van điện từ mỗi tầng chi phí sẽ tăng lên
oke. tại sếp mình thì là dân bàn giấy, mình thì lính mới, không giám cãi, nên lên forum hoi cho chắc, tks bro. Tiện thể bro có bản vẽ nào về hệ điều áp này không cho mình để làm tài liệu tham khảo
 
Bạn xem giống hệ thống bạn đang cần không
Cho mình hỏi về cái cảm biến chênh áp, tại sao lại lắp 1 cái DP ở giữa vậy bạn. Mình nghĩ DP ở cuối hệ là ổn rồi vì nếu ở dưới thoản 50Pa thì ở trên đảm bảo đủ bạn nhỉ.
t2 là hệ hút khói, thấy sơ đồ dùng FSD, có tiểu chuẩn nào quy định không bạn. Vì mình nghĩ VCD + Damper sẽ ổn hơn.
 
Cho mình hỏi về cái cảm biến chênh áp, tại sao lại lắp 1 cái DP ở giữa vậy bạn. Mình nghĩ DP ở cuối hệ là ổn rồi vì nếu ở dưới thoản 50Pa thì ở trên đảm bảo đủ bạn nhỉ.
t2 là hệ hút khói, thấy sơ đồ dùng FSD, có tiểu chuẩn nào quy định không bạn. Vì mình nghĩ VCD + Damper sẽ ổn hơn.

Theo mình trên 15 tầng nên dùng thêm 1 cảm biến chênh áp nữa
 
Lúc trước cũng có một topic nói về vấn đề này.
https://hvacr.vn/diendan/threads/tang-ap-cau-thang-hay-con-goi-dieu-ap-cau-thang.53/page-6

Mình ko phải dân chuyên về HVAC. Mình làm bên bms nên cũng chỉ dựa vào kinh nghiệm điều khiển của mình thôi . Về tính toán chi tiết chắc phải nhờ các bác HVAC tính toán dùm thôi
Bác cho em xin skype hay sđt để giao lưu , trao đổi kinh nghiệm ạ ;)
 
Theo mình trên 15 tầng nên dùng thêm 1 cảm biến chênh áp nữa
Tại sao lại phải dùng cảm biến chênh áp khi trên 15 tầng? và dùng ở đâu? áp chênh ở đâu? dưới 15 tầng sao lại ko dùng?...
Nếu sử dụng tăng áp cầu thì thì phải dùng cảm biến chênh áp nhé. Thì mới biết được áp cầu thang tăng giảm là bao nhiêu? Cảm biến chênh áp ku đang hiểu là cảm biến chênh áp ở bên trong cầu thang thôi phải ko? :) Sai nhá.
 
Tại sao lại phải dùng cảm biến chênh áp khi trên 15 tầng? và dùng ở đâu? áp chênh ở đâu? dưới 15 tầng sao lại ko dùng?...
Nếu sử dụng tăng áp cầu thì thì phải dùng cảm biến chênh áp nhé. Thì mới biết được áp cầu thang tăng giảm là bao nhiêu? Cảm biến chênh áp ku đang hiểu là cảm biến chênh áp ở bên trong cầu thang thôi phải ko? :) Sai nhá.
A có thể cụ thể hơn vể cảm biến chênh áp này không ạ? để em mở mang tí :)
 
A có thể cụ thể hơn vể cảm biến chênh áp này không ạ? để em mở mang tí :)
Áp suất duy trì khi các cửa cầu thang bộ đóng khi có cháy tối đa là 50Pa, áp suất duy trì khi mở cửa ( tùy theo tiêu chuẩn áp dụng là mở 1 cửa hay 2, 3 cửa ) thì áp suất luôn phải đạt 10 Pa bên trong thang. Áp suất này là áp suất chênh lệch so với áp suất bên ngoài. Nếu áp suất lớn hơn 50Pa, sẽ phải mở van xả gió để cân duy trì áp. Vậy cảm biến chênh áp sẽ được lắp điểm tại dọc theo cầu thang bộ, tùy theo chiều cao tầng mà lắp số lượng cảm biến. Cảm biến sẽ đo chênh áp giữa bên trong và bên ngoài cầu thang. Nhiều trường hợp thiết kế cảm biến lắp trong ống gió là sai nhé.
 
A có thể cụ thể hơn vể cảm biến chênh áp này không ạ? để em mở mang tí :)

Mình có ý kiến cho bạn:
- Theo mình bạn đặt obd để điều chỉnh lưu lượng cho mỗi miệng của mỗi tầng là đúng và rẻ nữa; có thể giảm số lượng miệng - tăng kích thước miệng vs 1-3 tầng/miệng trong buồng thang;
- Với công trình của bạn là 22 tầng, trung bình cao từ 60-70m gì đấy, thì theo mình nên đặt 2 cảm biến chênh áp, mỗi cái check cho 1 khoảng cao <30m - theo BS nhé; cho phép sai khác chênh áp 50 +_ 10%;
- BS & CP: cho phép 1 trục tăng áp cho cả buồng thang vs phòng đệm, nếu là mình thì lấy bội số = 10 cho phòng đệm, buồng thang tính như bt, tách riêng cũng được.
- Vật liệu ống gió: ống gió chống cháy, độ dày tôn min = 1.2mm
- Có 1 van xả áp trên cùng của thang thoát hiểm, hoặc 1 van điện gần đầu quạt cũng được.
 
Tại sao lại phải dùng cảm biến chênh áp khi trên 15 tầng? và dùng ở đâu? áp chênh ở đâu? dưới 15 tầng sao lại ko dùng?...
Nếu sử dụng tăng áp cầu thì thì phải dùng cảm biến chênh áp nhé. Thì mới biết được áp cầu thang tăng giảm là bao nhiêu? Cảm biến chênh áp ku đang hiểu là cảm biến chênh áp ở bên trong cầu thang thôi phải ko? :) Sai nhá.

Ý em là chênh áp trong buồng thang với bên ngoài mà . Vì trong buồng thang phải đảm bảo áp suất cao hơn để tránh khói vào buồng thang và áp suất không quá cao để 1 trẻ em hoặc phụ nữ có thể mở cửa
 
Mình có ý kiến cho bạn:
- Theo mình bạn đặt obd để điều chỉnh lưu lượng cho mỗi miệng của mỗi tầng là đúng và rẻ nữa; có thể giảm số lượng miệng - tăng kích thước miệng vs 1-3 tầng/miệng trong buồng thang;
- Với công trình của bạn là 22 tầng, trung bình cao từ 60-70m gì đấy, thì theo mình nên đặt 2 cảm biến chênh áp, mỗi cái check cho 1 khoảng cao <30m - theo BS nhé; cho phép sai khác chênh áp 50 +_ 10%;
- BS & CP: cho phép 1 trục tăng áp cho cả buồng thang vs phòng đệm, nếu là mình thì lấy bội số = 10 cho phòng đệm, buồng thang tính như bt, tách riêng cũng được.
- Vật liệu ống gió: ống gió chống cháy, độ dày tôn min = 1.2mm
- Có 1 van xả áp trên cùng của thang thoát hiểm, hoặc 1 van điện gần đầu quạt cũng được.

Cảm ơn đóng góp của anh. Em có một thắc mắc là em tính toán điều áp theo BS và CP 13, nhưng có một số chỉ dẫn thì lại làm theo ACH ( air change/ hour). Nhưng em chưa tìm hiểu được bội sô tuần hoàn này thì tính toán như thế nào ạ, theo thể tính buồng đệm và lồng thang hay sao ạ. Vì tính theo BS và CP 13 và em so sánh công suất của em với một số công trình mẫu thì chỉ bằng 2/3. Vậy tính theo BS và CP có bị thiếu hay không đảm bảo bằng tính theo bội số tuần hoàn không ạ. Còn số lượng đầu dò chênh áp em xin ghi nhận.
 
Back
Bên trên