Xin hỏi về vấn đề điều khiển bơm cấp nước.

lilama45_1

Thành Viên [LV 0]
Chào các bạn, tôi có hệ thống bơm cấp nước như thế này :
- 1 bể ở tầng hầm, sử dụng chung cho cấp nước sinh hoạt và cấp nước chữa cháy.
- 3 bể ở tầng mái, cấp nước sinh hoạt.
- 2 máy bơm ở tầng hầm để cấp lên 3 bể trên mái (1 chạy, 1 dự phòng).

Điều khiển bơm cấp nước theo nguyên lý như sau :
- Ở bể nước tầng hầm, sử dụng công tắc mực nước, khi mực nước xuống một mức nào đó, tắt máy bơm nước (để nước trong bể cho mục đích chữa cháy).
- Ở 3 bể nước trên mái, sử dụng 3 công tắc mực nước, bất kỳ 1 trong 3 công tắc mực nước ở mức low thì sẽ khởi động bơm, ở mức high thì tắt bơm.
- Nếu máy bơm 1 bị sự cố thì khởi động máy bơm 2.

Tôi nói lòng vòng như vậy để hỏi một vấn đế : làm sao biết máy bơm 1 bị sự cố để khởi động máy bơm 2? theo tôi nghĩ thì tình trạng sự cố có mấy trường hợp :
- Quá tải : relay nhiệt tác động => ok.
- Bơm đứng im, chẳng biết tại sao => trường hợp này thì làm cách nào để khởi động máy bơm 2 được nhỉ?
Nhờ các bạn giải đáp giùm. Cám ơn!!!
 
Ðề: Xin hỏi về vấn đề điều khiển bơm cấp nước.

điều này theo tôi cũng dễ thôi, lấy tín hiệu có nước trong ống hay không bằng công tắc dòng chảy, rơ le thời gian, và đ/k bằng khởi động từ.
theo cách xác định, nếu nước không chảy trong ống thì là bơm 1 không chạy, sẽ bật điện cho máy bơm thứ 2.
trên các tính như vậy, các bác có thể tự chọn thiết bị và xây dựng mạch đấu. theo ý tôi thì cái mạch này cũng đơn giản.
khi điện đóng cho bơm 1, thì đóng cho mạch chờ của bơm 2. nếu công tắc dòng chảy (flow shwet) báo không có nước chảy trong ống, thì mạch chờ đóng điện cho bơm 2, cắt điện bơm 1.
chúc bác thành công
 
Ðề: Xin hỏi về vấn đề điều khiển bơm cấp nước.

điều này theo tôi cũng dễ thôi, lấy tín hiệu có nước trong ống hay không bằng công tắc dòng chảy, rơ le thời gian, và đ/k bằng khởi động từ.
theo cách xác định, nếu nước không chảy trong ống thì là bơm 1 không chạy, sẽ bật điện cho máy bơm thứ 2.
trên các tính như vậy, các bác có thể tự chọn thiết bị và xây dựng mạch đấu. theo ý tôi thì cái mạch này cũng đơn giản.
khi điện đóng cho bơm 1, thì đóng cho mạch chờ của bơm 2. nếu công tắc dòng chảy (flow shwet) báo không có nước chảy trong ống, thì mạch chờ đóng điện cho bơm 2, cắt điện bơm 1.
chúc bác thành công
bác này cũng có lý luận đấy.
cho mình hỏi vui 1 câu hỏi như thế này.
nếu mà theo như cách của bác thì bơm 1 chạy và bơm 2 chế độ chờ.
khi bơm 1 chạy cho đến khi bể chứa đầy thì bơm 1 sẽ phải dừng và bơm 2 sẽ chạy hay là stand-by :-?
 
Ðề: Xin hỏi về vấn đề điều khiển bơm cấp nước.

Chào các bạn, tôi có hệ thống bơm cấp nước như thế này :
- 1 bể ở tầng hầm, sử dụng chung cho cấp nước sinh hoạt và cấp nước chữa cháy.
- 3 bể ở tầng mái, cấp nước sinh hoạt.
- 2 máy bơm ở tầng hầm để cấp lên 3 bể trên mái (1 chạy, 1 dự phòng).

Điều khiển bơm cấp nước theo nguyên lý như sau :
- Ở bể nước tầng hầm, sử dụng công tắc mực nước, khi mực nước xuống một mức nào đó, tắt máy bơm nước (để nước trong bể cho mục đích chữa cháy).
- Ở 3 bể nước trên mái, sử dụng 3 công tắc mực nước, bất kỳ 1 trong 3 công tắc mực nước ở mức low thì sẽ khởi động bơm, ở mức high thì tắt bơm.
- Nếu máy bơm 1 bị sự cố thì khởi động máy bơm 2.

Tôi nói lòng vòng như vậy để hỏi một vấn đế : làm sao biết máy bơm 1 bị sự cố để khởi động máy bơm 2? theo tôi nghĩ thì tình trạng sự cố có mấy trường hợp :
- Quá tải : relay nhiệt tác động => ok.
- Bơm đứng im, chẳng biết tại sao => trường hợp này thì làm cách nào để khởi động máy bơm 2 được nhỉ?
Nhờ các bạn giải đáp giùm. Cám ơn!!!

điều này theo tôi cũng dễ thôi, lấy tín hiệu có nước trong ống hay không bằng công tắc dòng chảy, rơ le thời gian, và đ/k bằng khởi động từ.
theo cách xác định, nếu nước không chảy trong ống thì là bơm 1 không chạy, sẽ bật điện cho máy bơm thứ 2.
trên các tính như vậy, các bác có thể tự chọn thiết bị và xây dựng mạch đấu. theo ý tôi thì cái mạch này cũng đơn giản.
khi điện đóng cho bơm 1, thì đóng cho mạch chờ của bơm 2. nếu công tắc dòng chảy (flow shwet) báo không có nước chảy trong ống, thì mạch chờ đóng điện cho bơm 2, cắt điện bơm 1.
chúc bác thành công

Hi All
Theo tôi bác nên dùng cái rơ le bảo vệ áp suất nước (BVASN) là hay nhất. Rơ le này sẽ gắn cho B1.
Nguyên lý hoạt đông như sau:
Khi bể nước trên mái xuống thấp, công tắc mực nước sẽ tác động cấp nguồn B1 chạy, lúc này rơ le BVASN sẽ hoạt động, nếu có lưu lượng nước đi qua và đủ áp suất thì OK B1 tiếp tục chạy, còn ngược lại ko có lưu lượng nước qua và áp suất ko đạt thì rơ le BVASN sẽ tác động cấp nguồn cho B2, B2 hoạt động, B1 dừng
chú ý: (B1 và B2 khóa chéo, B1 có nguồn thì B2 mất và ngược lại).
Vậy là xong chỉ tốn thêm cái rơ le BVASN thôi, ko cần thêm rơ le thời gian cho phương án dùng công tắc dòng chạy (flow switch)
Thân!
 
Ðề: Xin hỏi về vấn đề điều khiển bơm cấp nước.

bác này cũng có lý luận đấy.
cho mình hỏi vui 1 câu hỏi như thế này.
nếu mà theo như cách của bác thì bơm 1 chạy và bơm 2 chế độ chờ.
khi bơm 1 chạy cho đến khi bể chứa đầy thì bơm 1 sẽ phải dừng và bơm 2 sẽ chạy hay là stand-by :-?

bác cứ đùa tôi ngượng quá
khi nguồn điện đóng cho bơm 1 chạy, và chờ cho bơm 2, tùy theo cách đấu mạch điện, có thể chờ ở trên khởi động từ thôi. vậy khi nước đủ, thì nó phải ngắt nguồn của bơm 1, đương nhiên nó ngắt luôn nguồn chờ của bơm 2, đúng không bác.
đấy là nói chung về lý, còn cụ thể, mỗi người có cách xử lý tình hình và cách đặt tín hiệu, tuy có thể khác nhau chút, nhưng chắc chắn có hiệu quả, bởi vậy tôi nghĩ không cần sơ đồ, mà mỗi bác có cách lập sơ đồ rêng.
các bác nghiền tiếp nhi
 
Ðề: Xin hỏi về vấn đề điều khiển bơm cấp nước.

Hi All
Theo tôi bác nên dùng cái rơ le bảo vệ áp suất nước (BVASN) là hay nhất. Rơ le này sẽ gắn cho B1.
Nguyên lý hoạt đông như sau:
Khi bể nước trên mái xuống thấp, công tắc mực nước sẽ tác động cấp nguồn B1 chạy, lúc này rơ le BVASN sẽ hoạt động, nếu có lưu lượng nước đi qua và đủ áp suất thì OK B1 tiếp tục chạy, còn ngược lại ko có lưu lượng nước qua và áp suất ko đạt thì rơ le BVASN sẽ tác động cấp nguồn cho B2, B2 hoạt động, B1 dừng
chú ý: (B1 và B2 khóa chéo, B1 có nguồn thì B2 mất và ngược lại).
Vậy là xong chỉ tốn thêm cái rơ le BVASN thôi, ko cần thêm rơ le thời gian cho phương án dùng công tắc dòng chạy (flow switch)
Thân!

theo cách bác dùng rơ le áp suất và đấu khóa chéo cũng đúng, nhưng hình như không bỏ được le thời gian. nếu không e hẹ thống cứ nhấp nháy mất. bác thử nghiền lại xem. ngoài ra còn tính xem le áp suất có thích hợp không, vì công tắc dòng chảy chỉ có 1 chiều tác động, nước chảy ngược không tác động công tắc (vì bơm có van 1 chiều) nên nó có thể dùng cho từng bơm riêng biệt. nếu le áp suất, nó nhận tín hiệu áp trong cả 2 trường hợp bơm 1 chạy, hay bơm 2 chạy, vậy nên phải tính kỹ vị trí đấu và cách nó đóng ngắt điện cho thiết bị khóa chéo.
 
Ðề: Xin hỏi về vấn đề điều khiển bơm cấp nước.

theo cách bác dùng rơ le áp suất và đấu khóa chéo cũng đúng, nhưng hình như không bỏ được le thời gian. nếu không e hẹ thống cứ nhấp nháy mất. bác thử nghiền lại xem. ngoài ra còn tính xem le áp suất có thích hợp không, vì công tắc dòng chảy chỉ có 1 chiều tác động, nước chảy ngược không tác động công tắc (vì bơm có van 1 chiều) nên nó có thể dùng cho từng bơm riêng biệt. nếu le áp suất, nó nhận tín hiệu áp trong cả 2 trường hợp bơm 1 chạy, hay bơm 2 chạy, vậy nên phải tính kỹ vị trí đấu và cách nó đóng ngắt điện cho thiết bị khóa chéo.
Hi Bac do quan
Bac ko hiểu kỹ về rơ le BVASN rồi, bản thân nó có thời gian trể nhất định (thời gian đốt nóng thanh lưỡng kim) nên ta ko cần rơ le thời gian nữa.
Đây cũng chỉ là một phương án tôi đưa ra để ae ta cùng tham khảo.
cảm ơn bác đã quan tâm trả lời
 
Ðề: Xin hỏi về vấn đề điều khiển bơm cấp nước.

Chào các bạn, tôi có hệ thống bơm cấp nước như thế này :
- 1 bể ở tầng hầm, sử dụng chung cho cấp nước sinh hoạt và cấp nước chữa cháy.
- 3 bể ở tầng mái, cấp nước sinh hoạt.
- 2 máy bơm ở tầng hầm để cấp lên 3 bể trên mái (1 chạy, 1 dự phòng).

Điều khiển bơm cấp nước theo nguyên lý như sau :
- Ở bể nước tầng hầm, sử dụng công tắc mực nước, khi mực nước xuống một mức nào đó, tắt máy bơm nước (để nước trong bể cho mục đích chữa cháy).
- Ở 3 bể nước trên mái, sử dụng 3 công tắc mực nước, bất kỳ 1 trong 3 công tắc mực nước ở mức low thì sẽ khởi động bơm, ở mức high thì tắt bơm.
- Nếu máy bơm 1 bị sự cố thì khởi động máy bơm 2.

Tôi nói lòng vòng như vậy để hỏi một vấn đế : làm sao biết máy bơm 1 bị sự cố để khởi động máy bơm 2? theo tôi nghĩ thì tình trạng sự cố có mấy trường hợp :
- Quá tải : relay nhiệt tác động => ok.
- Bơm đứng im, chẳng biết tại sao => trường hợp này thì làm cách nào để khởi động máy bơm 2 được nhỉ?
Nhờ các bạn giải đáp giùm. Cám ơn!!!
Vấn đề của bạn lilama451 hỏi cũng lâu? Tôi vẫn suy nghĩ xem là bạn muốn tìm hiểu để thi công luôn hay muốn tìm hiểu để sửa chữa. Về mặt điều khiển thì rõ ràng là hệ thống của bạn có 1 bể ngầm ở dưới và 3 bể ở trên mái. 3 bể ở trên mái thường được nối với nhau bằng 1 ống cân bằng mức nước. Tại sao phải lắp các ống này? Có 2 lý do sau:
- Khi có ống cân bằng nước thì bạn chỉ cần dùng 1 phao công tắc để gọi bơm chạy mà thôi vì khi có ống cân bằng mức nước thì theo quy tắc bình thông nhau, mức nước ở cả 3 bể đều như nhau!
- Nếu không có ống cân bằng do các bồn đặt quá xa thì cần phải có van điện từ đặt tại mỗi bể. Khi đó phao công tắc có nhiệm vụ là mở van điện từ và bật bơm chạy.
Như thế thì 2 phương án bể trên mái bạn phải chú ý xem là bể lắp gần nhau không? Nếu gần thì nên làm theo phương án ống cân bằng. Nếu xa thì theo phương án 2.
Về vấn đề khởi động bơm, bạn lilama451 cần phải hiểu là cái gì bật bơm chạy. Rõ ràng chỉ khi hồ mái cạn thì công tắc phao sẽ bật bơm chạy. Khi hồ dừng thì công tắc phao sẽ làm nhiệm vụ tắt bơm (điều này để lý giải là nếu bơm 1 dừng thì làm sao gọi bơm 2 sau này). Như thế, tôi xin lưu ý bạn là chỉ khi công tắc phao bật thì tất cả các bơm mới được chạy.
Vấn đề là bơm nào sẽ chạy khi công tắc phao đã bật, rõ ràng bạn phải có 1 mạch chọn bơm. Mạch chọn có thể:
- Đơn phải là một công tắc chọn bơm. Khi để vị trí 1 thì bớm 1 chạy, vị trí số 2 thì bơm 2 chạy (khi công tắc phao hoạt động)
- Khi đang chạy mà bơm 1 bị sự cố, relay nhiệt bảo vệ bơm 1 (Overload relay) thường có cấu tạo là 1 tiếp điểm NC và 1 tiếp điểm NO đứng cặp với nhau hay là 1 tiếp điểm SPDT (C, NO, NC). Tất nhiên là NC dùng để bật bơm 1 và NO dùng để bật bơm 2. Bình thường NC luôn đóng nên chỉ chạy bơm 1. Nếu sự cố thì bơm 2 sẽ chạy thôi (Do NO lúc đó đóng lại)
Tương tự như thế với bơm số 2.
Phân tích 1 chút là tiếp đểm NC của mỗi bơm luôn là tiếp điểm cuối cùng cấp nguồn cho cuộn dây khởi động từ bơm. Khi đó, thứ tự tiếp đểm ưu tiên sẽ là:
công tắc phao - tiếp điểm chọn bơm // tiếp điểm chuyển sự cố - tiếp điểm sự cố cuộn dây khởi động từ.
Cần lưu ý là luôn theo nguyên tắc trên thì bạn sẽ thấy việc điều khiển sẽ đơn giản.
Mở rộng hơn bạn nói OLR chưa tắc động, cuộn dây sẽ hút. Tuy nhiên cuộn dây không hút và không có nước thì rõ ràng cuộn dây đứt thì anh phải thay cuộn dây khởi động từ mới. Vấn đề này của anh bạn bảo trì rồi.
Còn mở rộng hơn nữa là tiếp điểm khóa chéo để chắc chắn chỉ có 1 bơm chạy thì nó vẫn nằm sau tiếp điểm chọn bơm và tiếp điểm chọn sự cố!
Còn phương án relay BVASN tùy từng mạch bơm mới áp dụng. Tuy nhiên khi gắn vào nó có tác dụng là biết chính xác bơm có chạy hay không? Theo ý bạn trungre thì nó là một relay so lệch áp suất giữa đầu hút và dầu đẩy của bơm. Nếu dùng cái này thì giá thành sẽ cao hơn. Tuy nhiên về cơ bản, bạn lilama451 phải hiểu là bơm chạy là do công tắc phao ở hồ tầng mái. Nếu đang chạy gặp sự cố thì chuyển bơm!
 
Ðề: Xin hỏi về vấn đề điều khiển bơm cấp nước.

Mình có ý kiến này nếu bác nào có ý tưởng về mạch điều khiển bơm thì cứ post lên cho mọi người cùng tham kiến.
mình thấy các bác nói ngang nói dọc mà cái sơ đồ nguyên lý thì chẳng thấy đâu.
 
Ðề: Xin hỏi về vấn đề điều khiển bơm cấp nước.

Mình có ý kiến này nếu bác nào có ý tưởng về mạch điều khiển bơm thì cứ post lên cho mọi người cùng tham kiến.
mình thấy các bác nói ngang nói dọc mà cái sơ đồ nguyên lý thì chẳng thấy đâu.

Về điều khiển bơm, mình có post bản vẽ lên thì các bạn sẽ không chịu động não và sẽ không hiểu ý đồ thiết kế mạch khiển nên chỉ hướng dẫn thôi. Bây giờ xin chỉ một bộ điều khiển đảo bơm. Các bạn có biết thiết bị ratchet relay của hãng Omron không?
http://www.omron-ap.com/product_info/G4Q/index.asp
Có lẽ trước tiên phải hướng dẫn các vị làm quen với con này trước. Đây chính là thiết bị dùng để đảo 2 bơm 1 chạy 1 dự phòng rất thông dụng. Quý vị đọc kỹ chức năng của nó rồi xem thử nó áp dụng vào mạch đổi bơm như thế nào?
 
Ðề: Xin hỏi về vấn đề điều khiển bơm cấp nước.

Về điều khiển bơm, mình có post bản vẽ lên thì các bạn sẽ không chịu động não và sẽ không hiểu ý đồ thiết kế mạch khiển nên chỉ hướng dẫn thôi. Bây giờ xin chỉ một bộ điều khiển đảo bơm. Các bạn có biết thiết bị ratchet relay của hãng Omron không?
http://www.omron-ap.com/product_info/G4Q/index.asp
Có lẽ trước tiên phải hướng dẫn các vị làm quen với con này trước. Đây chính là thiết bị dùng để đảo 2 bơm 1 chạy 1 dự phòng rất thông dụng. Quý vị đọc kỹ chức năng của nó rồi xem thử nó áp dụng vào mạch đổi bơm như thế nào?

mình có đọc về cái này nhưng ko biết cách đấu như thế nào cả vì trong tài liệu nó ko có hướng dẫn vị trí các chân và chức năng.
bác @Nguyenledung có thể làm cái sơ đồ nguyên lý như trường hợp này lên cho ae học hỏi,dạo này lý thuyết nhiều quá mà thực tế thì ít quá mong bác giúp đỡ do làm cho mấy thằng Nhật nó bắt em phải "nói có sách mách có chứng":(48):
 
Ðề: Xin hỏi về vấn đề điều khiển bơm cấp nước.

mình có đọc về cái này nhưng ko biết cách đấu như thế nào cả vì trong tài liệu nó ko có hướng dẫn vị trí các chân và chức năng.
bác @Nguyenledung có thể làm cái sơ đồ nguyên lý như trường hợp này lên cho ae học hỏi,dạo này lý thuyết nhiều quá mà thực tế thì ít quá mong bác giúp đỡ do làm cho mấy thằng Nhật nó bắt em phải "nói có sách mách có chứng":(48):

Note: When a pulse for application to the coil is used, such a pulse should have a width of 100 ms or more. If a pulse is applied with a width less than the operate time, the cam may fail to rotate fully.
Câu ghi chú này tôi lấy trong phần giản đồ điều khiển. Ý nghĩa khi bạn cấp điện cho cuộn dây của ratchet relay với thời gian dài hơn 100msec, thì sẽ có sự đảo tiếp điểm. Vậy khi công tắc phao cấp điện cho coil của ratchet thì công tắc đảo chiều và chính nó sẽ làm bơm dự phòng hoạt động. Khi công tắc phao ngắt ra thì tiếp điểm vẫn không chuyển trạng thái và chờ cho đến khi công tắc phao hoạt động bình thường. Mình nghĩ rằng bạn đọc và hiểu rồi! Cần gì phải vẽ ra cho chính xác! Điều cần hiểu là công tắc phao bật bơm chạy thì chính nó phải tắt bơm!
 
Ðề: Xin hỏi về vấn đề điều khiển bơm cấp nước.

Trong các câu trả lời mình thấy bác Nguyenledung tra loi chuan nhat. Bác Ledung thân mến, mình chuyên về mảng cơ nhưng vấn đề điện động lực và điều khiển không hiểu lắm. Về nguyên lý thì mình hiểu nhưng về sơ đồ mạch điều khiển thì mù tịt. Bác có thể cho mình xin 1 bản vẽ mạch điều khiển để mình nghiên cứu được không? Nếu được bác vui lòng gửi tới địa chỉ mail: [email protected]. Thanks and regards.
 
Ðề: Xin hỏi về vấn đề điều khiển bơm cấp nước.

các bác thân mến
mình thấy bác @dung nói cũng đúng đấy, vì nói là 1 chuyện, nhưng vẽ thì lại khác. dù thực tế đơn giản nhưng khi vẽ thì nhiều đường nét, bản vẽ thành ra rối rắm và có thể càng làm người xem khó hiểu.
thực ra như bọn mình đã quen làm những mạch đơn giản này, thì chỉ cần nói tên linh kiện, là tự nghĩ được cách đấu, vì các linh kiện thông dụng đã thuộc cấu tạo và cách đấu rồi. nhưng với người chưa quen thì sẽ như đi vào rừng, ví như cái le thời gian có 8 chân chẳng hạn, mà thực ra dùng có 3 chân, ngay van phao điện có 4 chân mà dùng có 2 chân... vậy nên vẽ vắn tắt thì cũng khó hiểu, mà vẽ chi tiết cũng khó hiểu, trong khi thực tế rất đơn giản. đó cũng là 1 bệnh thời đại là cái gì cũng cần vẽ, nhưng mặt trái là vẽ càng thêm rối.
vậy nên tôi nói gọn thế này có được không.
coi như hệ thống đ/k cũ xử lý việc cấp điện cho bơm, khi đầy thì ngắt. lấy nguồn này đưa cho cho 2 khởi động từ (mỗi kđt đóng điện cho 1 bơm) và đưa dòng nuôi kđt2 qua 1 công tắc dòng gắn ở đường ra của bơm 1, nguồn nuôi kđt 1 qua công tắc dòng của bơm 2. khi bơm 1 chạy, có nước chảy, thì công tắc dòng sẽ tắt nguồn của bơm 2. nếu bơm 1 không có nước thì bơm 2 vẫn chạy, công tắc dong2 của bơm 2 tắt nguồn của bơm 1. đây cũng là dạng đấu khóa chéo, dùng 2 công tắc dòng cho an toàn và cho ... hoành tráng. nhưng muốn cho hệ thống khỏi nhấp nháy, thì cho 1 le thời gian chặn bơm 2 lại để nó chạy sau bơm 1 chừng 30-60 giây.
các bác nghiền tiếp nhé
 
Ðề: Xin hỏi về vấn đề điều khiển bơm cấp nước.

nói tới nói lui thì cũng chẳng thấy cái bản vẽ sơ đồ nguyên lý đâu.
thôi thì mình post lên xin mọi người cho cao kiến.cái này em làm xong được 1 năm.
mình xin có vài ý kiến như sau:
để trách làm nhão topic khi mọi người đưa ra ý kiến gì thì nên kèm theo dẫn chứng (bản vẽ hoặc tiêu chuẩn).
để phát triển forum hvacr.vn thì ta nên làm như vậy.mong mọi người cùng thực hiện vì 1 cộng đồng hvacr
 

Đính kèm

  • 4PUMP 3KW.pdf
    710.8 KB · Xem: 1,461
  • DIAGRAM BOOSTER PUMP.pdf
    168.9 KB · Xem: 1,145
Ðề: Xin hỏi về vấn đề điều khiển bơm cấp nước.

nói tới nói lui thì cũng chẳng thấy cái bản vẽ sơ đồ nguyên lý đâu.
thôi thì mình post lên xin mọi người cho cao kiến.cái này em làm xong được 1 năm.
mình xin có vài ý kiến như sau:
để trách làm nhão topic khi mọi người đưa ra ý kiến gì thì nên kèm theo dẫn chứng (bản vẽ hoặc tiêu chuẩn).
để phát triển forum hvacr.vn thì ta nên làm như vậy.mong mọi người cùng thực hiện vì 1 cộng đồng hvacr

Mạch của bạn cũng tương đối đấy. Dùng phao điện tử để bảo vệ, còn công tắc áp lực dùng để khiển bơm. Bơm điều khiển bằng lập trình nếu mình không nhầm thì LOGO thì phải! Mạch này còn thiếu software của LOGO nữa! Chắc bạn không thể open source được đúng không? Thôi nói thế thôi! Công ty cũng phải có của để giữ nữa chứ! Vả lại không phải ai cũng lập trình LOGO được đúng không!
Thôi thì cũng xin gởi các vị mạch bơm nước bình thường có 2 bơm! Phao đóng vai trò bật bơm. Bơm thì chỉ chạy 1 bơm và cứ luân phiên nhau! File bản vẽ AutoCAD 2007 thì phải! Các vị xem và cho biết ý kiến nhé! Vì thực ra nếu quý vị chỉ lấy mạch và làm thì rất lãng phí chất xám của mình. Cần phải suy nghĩ cải tiến liên tục thì kiến thức của chúng ta mới giầu lên được. Mạch của giáo sư cũng tốt nhưng nếu giáo sư open source cái phần LOGO nữa để anh em cho ý kiến thì hay hơn. Mạch của bạn tôi gặp cũng nhiều nhưng đó là đồ xa xỉ lắm! Đôi khi có những cách làm khác thiết thực hơn nhiều!
 

Đính kèm

  • GOI SANG.zip
    95 KB · Xem: 899
Ðề: Xin hỏi về vấn đề điều khiển bơm cấp nước.

mình phác sơ đồ thế này, ae xem thử nhé

công nhận bác kì công vẽ trên word thật.
bác ko chú thích gì hết thì làm sao mà hiểu ý tưởng của bác như thế nào.
bác là kĩ sư thì vẽ cho đơn giản dễ hiểu chứ vẽ loàng ngoàng theo kiểu tiến sĩ thì ae bó tay.[-(
 
Ðề: Xin hỏi về vấn đề điều khiển bơm cấp nước.

công nhận bác kì công vẽ trên word thật.
bác ko chú thích gì hết thì làm sao mà hiểu ý tưởng của bác như thế nào.
bác là kĩ sư thì vẽ cho đơn giản dễ hiểu chứ vẽ loàng ngoàng theo kiểu tiến sĩ thì ae bó tay.[-(

bác ạ, nhà em không có cad nên tạm dùng word, vẽ theo ý tưởng thôi. còn sơ đồ lắp đặt thì lằng ngoăng lắm, trình độ các bác mới hiểu chứ ae sợ thấy rối quá mức.
vì mỗi con KĐT có thể có 26-28 chân, con le thời gian có 8 chân, bơm và nguồn có từ 3-5 chân, contac dòng 3 chân. bởi vậy, giải thích chi tiết thì khá dài và sơ đồ chi tiết cũng khá rối, tùy theo bơm điện 3 pha hay 1 pha.
thôi các bác cố ngó vậy nhé. đương nhiên cái mạch này nói thì đơn giản, nhưng thực tế con le thời gian là 1 bo mạch điện tử khá rắc rối, nên thực chất mạch này cũng không dơn giản. ngoài ra mạch này chỉ có tác dụng cho 2 bơm. còn nhiều hơn 2 bơm thì nhà em còn nghiên cứu nhưng chưa có kết quả. bác nào có thì up lên ae học hỏi nhé.
 
Back
Bên trên