Hệ thống cấp nước nóng trung tâm

Trả lời: HỆ THỐNG CẤP NƯỚC NÓNG TRUNG TÂM

Tamnguyenobayashi viết:
Mình là thành viên mới. Mình muốn hỏi anh em là vào ban đêm thì toàn bộ hệ thống cấp nước nóng cho nhà cao tầng có hoạt động không? Và thông thường nếu dùng boiler thì dùng boiler đốt bằng dầu hay bằng khí gas. Hoạt động của boiler là tự động hay bằng tay? Mong anh em chỉ giúp.Thanks of all..
hệ thống cấp nước nóng thì phải hoạt động 24/24.dùng boler loại nào thì còn tùy(thông thường dùng loại đốt dầu hoặc than).hoạt động của lò thì dào này cũng dc tự động hóa khá cao nhưng phải luôn có ng trực vận hành khi lò hoạt động
 
Ðề: Trả lời: HỆ THỐNG CẤP NƯỚC NÓNG TRUNG TÂM

Nước nóng được đun trên mái, đun bằng hơi nước nóng, nước lạnh được cấp vào từ bể chứa chỉ cao hơn bồn 2m, nước nóng xuống các căn hộ không cần bơm; có đường hồi nước, máy bơm hồi chạy chỉ khi nhiệt độ nước dưới đáy thấp hơn 40 độ....
cap_nuoc_nong.JPG
cap_nuoc_nong.JPG
http://upload.hvacr.vn/_UNCLASSED/2009-01/cap_nuoc_nong_1232001610.JPG[/IMG]
mình thấy bản vẽ này rất hay. Bạn cho mình hỏi nó đã được áp dụng vào công trình thực tế chưa vậy? và bạn dùng gì để đun nước nóng vậy?
Mình thấy đường hồi nước theo sơ đồ nguyên lý thế thì hơi khó hiểu đấy!
 
Ðề: Trả lời: HỆ THỐNG CẤP NƯỚC NÓNG TRUNG TÂM

hotwater.jpg
Đây là sơ đồ hệ thống cấp nước nóng cho khách sạn Sheraton Hà Nội kết hợp sử dụng giữa heatpump và boiler mà bên mình thiết kế. Hiện tại Heatpump ở khách sạn chỉ hoạt động 20giờ/ngày (nghỉ từ 18h00 đến 22h00) và gần như boiler không cần hoạt động để cấp nước nóng cho phòng. Giải pháp này rất tiết kiệm, nếu tận dụng hết lượng nước nóng mà Heatpump sinh ra so với sử dụng boiler để sản xuất lượng nước nóng tương đương thì một ngày một máy heatpump 25kW tiết kiệm được 50 lít dầu so với boiler.
 
Ðề: Hệ thống cấp nước nóng trung tâm

Hi All
Hệ thống này rất hay và cũng còn mới mẻ. Có thể up load nguyên bộ bản vẽ cho AE tham khảo được không.
Tks, [email protected]
 
Ðề: Trả lời: HỆ THỐNG CẤP NƯỚC NÓNG TRUNG TÂM

Cái hệ nước nóng vừa nói ở trên hình như phải sử dụng tới 2 bơm, có anh em nào biết tại sao không, chỉ mình với
 
Ðề: Hệ thống cấp nước nóng trung tâm

hệ thống nước nóng trên theo mình thấy là rất đúng đấy. xét kỹ ra nó rất giống về cấu tạo hệ thống nước lạnh của đhtt, chỉ khác là nó dẫn nước nóng. tất nhiên cụ thể đến chi tiết thì nó còn nhiều các khác, các pac chắc tự suy được. còn số bơm, có lẽ không phải cái quá quan tâm, vì bơm tính theo lưu lượng nước mà. nếu như xem các c/tr đhtt, chắc số bơm nước lạnh cũng không phải 1 đâu.
 
Ðề: Trả lời: HỆ THỐNG CẤP NƯỚC NÓNG TRUNG TÂM

hotwater.jpg
Đây là sơ đồ hệ thống cấp nước nóng cho khách sạn Sheraton Hà Nội kết hợp sử dụng giữa heatpump và boiler mà bên mình thiết kế. Hiện tại Heatpump ở khách sạn chỉ hoạt động 20giờ/ngày (nghỉ từ 18h00 đến 22h00) và gần như boiler không cần hoạt động để cấp nước nóng cho phòng. Giải pháp này rất tiết kiệm, nếu tận dụng hết lượng nước nóng mà Heatpump sinh ra so với sử dụng boiler để sản xuất lượng nước nóng tương đương thì một ngày một máy heatpump 25kW tiết kiệm được 50 lít dầu so với boiler.

Chào bác Khatthuc!
1. Bác có thể mô tả nguyên lý hoạt động của hệ thống cấp nước nóng của bác cho mọi người hiểu rõ được không?
2. Heatpump chỉ sử dụng riêng cho mục đích đun nước nóng hay là tận dụng dàn nóng máy điều hòa không khí?
3. Thiết bị tượng trưng bằng vòng tròn nằm trên đường ống trước khi chia hai nhánh đi vào heatpump là thiết bị gì vậy? (Có ghi chú nhưng không đọc được)
Cảm ơn bác.
 
Ðề: Hệ thống cấp nước nóng trung tâm

Hi All
Sao mấy bác ko upload bộ bản vẽ này lên, AE xem xong sẽ cho những ý kiến tốt hơn.
Thân.
 
Ðề: Trả lời: HỆ THỐNG CẤP NƯỚC NÓNG TRUNG TÂM

Chào bác Khatthuc!
1. Bác có thể mô tả nguyên lý hoạt động của hệ thống cấp nước nóng của bác cho mọi người hiểu rõ được không?
2. Heatpump chỉ sử dụng riêng cho mục đích đun nước nóng hay là tận dụng dàn nóng máy điều hòa không khí?
3. Thiết bị tượng trưng bằng vòng tròn nằm trên đường ống trước khi chia hai nhánh đi vào heatpump là thiết bị gì vậy? (Có ghi chú nhưng không đọc được)
Cảm ơn bác.
1.Thuyết minh nguyên lỹ hoạt động của hệ thống.
Nước lạnh lấy từ bể nước tổng của khách sạn được cấp vào HeatPump qua đường màu xanh.
Nước lạnh đi qua HeatPump sẽ được nâng nhiệt độ lên 600C để cấp cho hệ thống.
Nước nóng 600C từ HeatPump được cấp vào đường ống hồi về của khách sạn và đi vào bình bảo ôn theo đường màu đỏ.
Trong giờ cao điểm lượng nước nóng được sử dụng sẽ rất nhiều (có thể lên tới 9m3/h). Vì vậy để đảm bảo đủ lượng nước cần thiết cần phải cấp nước lạnh trực tiếp vào bình bảo ôn. Như vậy nước trong bình bảo ôn sẽ giảm nhiệt độ và đây chính là lúc cần có sự hỗ trợ của DIESEL BOILER.
DIESEL BOILER được đặt để khởi động nếu nhiệt độ nước trong bình bảo ôn giảm xuống dưới 45oC, và tắt khi nhiệt độ nước trong bình bảo ôn cao hơn 45oC.
Nếu lượng nước lạnh vào quá nhiều làm cho nhiệt độ nước trong bình bảo ôn giảm thấp hơn 45oC DIESEL BOILER được khởi động để cấp nhiệt cho nước.
Đến khi lưu lượng nước nóng sử dụng giảm đi, lượng nước lạnh đổ vào bình giảm, nhiệt độ nước trong bình bảo ôn tăng dần và vượt quá 45oC. DIESEL BOILER sẽ tắt để tiết kiệm nhiên liệu. Từ lúc này chỉ còn HeatPump cấp nước nóng vào bình bảo ôn. Trong một ngày giờ cao điểm của khách sạn thường diễn ra từ 16h00 – 20h00. Tuy nhiên không nhất thiết trong giờ cao điểm DIESEL BOILER phải hoạt động vì hiếm khi khách sạn đạt công suất phòng 100% và tất cả các phòng + bếp đều dùng nước nóng đồng loạt.
HeatPump là thiết bị cung cấp nước nóng tiết kiệm năng lượng. Vì thế việc bố trí giờ tắt cũng sẽ tuân theo tiêu chí này.
Nếu có thể đảm bảo cung cấp nước nóng cho khách sạn trong giờ cao điểm theo cách tính tiền điện 3 giá (từ 6 – 10 h tối) thì nên để HeatPump dừng hoạt động trong khoảng thời gian này. Đây là phương án thực tế đã áp dụng tại Khách sạn Sheraton Hà Nội. Theo tính toán tại Sheraton tại khoảng thời gian này, với so sánh giữa giá tiền điện giờ cao điểm và giá dầu còn thấp như hiện nay, thì cho HeatPump dừng là hợp lý.
2. Heatpump ở đây là một máy riêng biệt vì nếu dùng dàn nóng của điều hòa không khí thì không đáp ứng được lượng nước nóng ở 60 độ C như yêu cầu.
3. Cái tròn tròn mà bạn hỏi là cái "iron combat" dùng để làm mềm nước thôi.
 
Ðề: Hệ thống cấp nước nóng trung tâm

Cảm ơn bác Khatthuc,
Bác cho tôi hỏi thêm:
1. Bồn nước nóng bác dùng là loại kín hay hở (Bồn luôn chứa đầy nước hay có một phần không khí ở trên cùng)
2. Điều khiển tắt/mở bơm tuần hoàn, bơm nhiệt và nước lạnh cấp vào bồn dựa vào yếu tố nào?
Cảm ơn bác.
 
Ðề: Hệ thống cấp nước nóng trung tâm

Cảm ơn bác Khatthuc,
Bác cho tôi hỏi thêm:
1. Bồn nước nóng bác dùng là loại kín hay hở (Bồn luôn chứa đầy nước hay có một phần không khí ở trên cùng)
2. Điều khiển tắt/mở bơm tuần hoàn, bơm nhiệt và nước lạnh cấp vào bồn dựa vào yếu tố nào?
Cảm ơn bác.
1. Bình nước nóng ở đây là bình tích áp, nước từ bình tới phòng ko phải qua hệ thống bơm nào nữa.
2. Bơm tuần hoàn luôn phải hoạt động bởi nước trong hệ thống phải luôn đảm bảo nhiệt độ yêu cầu 24/24.
Việc điều khiển bơm nhiệt và boiler dựa vào sensor cảm biến nhiệt độ của nước đầu ra bình bảo ôn.
Còn nước lạnh cấp vào vừa có tác dụng bù nước vừa có tác dụng bù áp nên nó sẽ tự động cấp vào khi có sụt áp trong bình bảo ôn.
 
Ðề: Hệ thống cấp nước nóng trung tâm

Cảm ơn bác khatthuc,
Mong bác giải đáp nốt thắc mắc sau:
Theo sơ đồ hệ thống, lưu lượng bơm tuần hoàn là tổng lưu lượng nước hồi về và lưu lượng nước qua bơm nhiệt. Như vậy phải có van điều chỉnh lưu lượng qua hai vòng tuần hoàn này. Ngoài ra, khi 1 hoặc cả 2 bơm nhiệt ngừng, bơm tuần hoàn vẫn chạy nước vẫn qua bơm nhiệt. Vậy có lãng phí công suất bơm không? Hay là bác điều khiển bằng cách nào khác?
Cảm ơn bác.
 
Ðề: Hệ thống cấp nước nóng trung tâm

Mình thấy hệ thống cấp nước nóng theo sơ đồ như vậy là rất hợp lý rồi!
vậy cho mình hỏi về cách tính toán, lựa chọn công suất của các máy bơm, dung tích két nước nóng như thế nào nhỉ?
 
Ðề: Hệ thống cấp nước nóng trung tâm

Cảm ơn bác khatthuc,
Mong bác giải đáp nốt thắc mắc sau:
Theo sơ đồ hệ thống, lưu lượng bơm tuần hoàn là tổng lưu lượng nước hồi về và lưu lượng nước qua bơm nhiệt. Như vậy phải có van điều chỉnh lưu lượng qua hai vòng tuần hoàn này. Ngoài ra, khi 1 hoặc cả 2 bơm nhiệt ngừng, bơm tuần hoàn vẫn chạy nước vẫn qua bơm nhiệt. Vậy có lãng phí công suất bơm không? Hay là bác điều khiển bằng cách nào khác?
Cảm ơn bác.
Khi một hoặc cả hai bơm nhiệt ngừng làm việc thì van chặn ở trước và sau các bơm nhiệt sẽ được đóng lại để bảo vệ bơm nhiệt, lúc này nước lạnh sẽ đi trực tiếp vào bình tích áp để bù áp và boiler sẽ chạy để cấp nhiệt (đây là trường hợp Sheraton HN cho eatpump nghỉ từ 18h00-22h00 hàng ngày).
Bơm tuần hoàn này được điều khiển bằng biến tần, còn khi chọn thì phải chọn trong trường hợp nước về là lớn nhất (tức là hộ tiêu thụ = 0) + lưu lượng của heatpump (lúc này van cấp nước lạnh từ bơm tăng áp đóng, nước chỉ tuần hoàn trong hệ thống)
Việc điều khiển và tính toán cho hệ thống là một việc khá phức tạp. các bạn tìm hiểu thêm các tài liệu khác nhé (bạn tìm đọc thêm quyển "hot water manual" của Rheem Australia Pty Ltd nhé).
 
Ðề: Hệ thống cấp nước nóng trung tâm

Khi một hoặc cả hai bơm nhiệt ngừng làm việc thì van chặn ở trước và sau các bơm nhiệt sẽ được đóng lại để bảo vệ bơm nhiệt, lúc này nước lạnh sẽ đi trực tiếp vào bình tích áp để bù áp và boiler sẽ chạy để cấp nhiệt (đây là trường hợp Sheraton HN cho eatpump nghỉ từ 18h00-22h00 hàng ngày).
Bơm tuần hoàn này được điều khiển bằng biến tần, còn khi chọn thì phải chọn trong trường hợp nước về là lớn nhất (tức là hộ tiêu thụ = 0) + lưu lượng của heatpump (lúc này van cấp nước lạnh từ bơm tăng áp đóng, nước chỉ tuần hoàn trong hệ thống)
Việc điều khiển và tính toán cho hệ thống là một việc khá phức tạp. các bạn tìm hiểu thêm các tài liệu khác nhé (bạn tìm đọc thêm quyển "hot water manual" của Rheem Australia Pty Ltd nhé).

Cám ơn bác Khathuc rất nhiều về những vấn đề bác đã chia sử với anh em, Herot cũng đang quan tâm về vấn đề nước nóng cho khách sạn này làm sao để tối ưu hệ thống và năng lượng tiêu thụ cũng như chi phí đầu tư hợp lý nhất. Rõ ràng hiện nay với công nghệ của Hot water Heat Pump là hiệu suất đè bẹp Boiler rồi, và còn có khả năng tận dụng cả phía lạnh hay là một dạng hồi nhiệt thải.
Trong công trình Sheraton HN là được thiết kế dạng HP Air-to-water hay water-to-water vậy bác ?. Tôi đang có ý định sử dụng loại water-to-water để tạo nước nóng và phía kia tạo ra nước lạnh cấp phụ vào cho hệ chiller luôn, bác thấy sao ?, còn loại air-water thì cấp gió lạnh đưa vào khu nhà bếp ( khu rửa ráy hoặc sơ chế..) hay khu sảnh, hành lang khi mà độ ồn không phải vấn đề trọng yếu. Một số nước trong khu vực họ dùng loại HP với nguyên lý khác với của bác, để tuần sau lên công ty up lên cho anh em thảo và cùng nhau phân tích để nắm rõ hơn vậy nhé.:D
 
Ðề: Hệ thống cấp nước nóng trung tâm

Mới lục lại ổ cứng thấy có file này nên gửi các bác tham khảo coi cái nguyên lý của HP dạng air-to-water nè:
 

Đính kèm

  • 2009-10-02_231506.jpg
    2009-10-02_231506.jpg
    74.8 KB · Xem: 530
Ðề: Hệ thống cấp nước nóng trung tâm

nếu các bác đính kèm file cad thì hay quá, trông thé này nó bé quá, nhìn không thây chữ nghĩa gì luôn
 
Ðề: Hệ thống cấp nước nóng trung tâm

Cảm ơn bác Herot, hiện bên em vẫn chưa có thiết kế sử dụng dạng water to water. thiết kế đang sử dụng ở Sheraton HN là dạng air to water, khí lạnh họ đưa vào phòng giặt là để cải thiện điều kiện làm việc cho phòng giặt là.
Bác cho em địa chỉ mail em gửi bác cái catalog về sản phẩm của bên em để b tham khảo. Nếu có ai cần thì cho địa chỉ mail mình gửi cho.
 
Back
Bên trên