Công Nghiệp hút khói hành lang

Ðề: hút khói hành lang

bác nào có tiêu chuẩn yêu cầu về thông gió là hút khói hành lang cho mình xin với

Tiêu chuẩn mới nhất ban hành về tính toán thiết kế Thông gió - ĐHKK của Việt Nam là: TCVN 5687 - 2010.
Dựa theo tiêu chuẩn này, mình có lập riêng 1 đoạn phầm mềm tính toán lưu lượng khói HL cần hút, thải dưới đây, các pác tham khảo đồng thời bổ sung ý kiến giúp mình.:-@
 

Đính kèm

  • Tinh toan hut khoi HL.xls
    36 KB · Xem: 3,050
  • TCVN 5687-2010 TC thiet ke.rar
    26.2 MB · Xem: 1,908
Ðề: hút khói hành lang

Tiêu chuẩn mới nhất ban hành về tính toán thiết kế Thông gió - ĐHKK của Việt Nam là: TCVN 5687 - 2010.
Dựa theo tiêu chuẩn này, mình có lập riêng 1 đoạn phầm mềm tính toán lưu lượng khói HL cần hút, thải dưới đây, các pác tham khảo đồng thời bổ sung ý kiến giúp mình.:-@

Em tính thử thì thấy lưu lượng hút khói rất lớn tính ra lưu lượng hút mỗi tầng là 10.000 m3/h. Vậy là ống cũng lớn lắm mà lại cho vào hộp kỹ thuật thì sao đc? Bác có kinh nghiệm thiết kệ hệ thống này rùi giải thích cho em thêm với ạ.
 
Ðề: hút khói hành lang

Em tính thử thì thấy lưu lượng hút khói rất lớn tính ra lưu lượng hút mỗi tầng là 10.000 m3/h. Vậy là ống cũng lớn lắm mà lại cho vào hộp kỹ thuật thì sao đc? Bác có kinh nghiệm thiết kệ hệ thống này rùi giải thích cho em thêm với ạ.

Thông thường, đối với tầng 1 - tầng có cửa thoát ra ngoài tòa nhà, thì tính toán ra lưu lượng lớn là đương nhiên (điều này chắc bạn nhận ra).
Đối với các tầng không có cửa thoát ra ngoài nhà, cần chú ý 1 điều là tính toán theo cửa mà khi có cháy, người ta sẽ chạy qua đó (chính là cửa của cầu thang bộ có áp suất tĩnh dư - có tạo áp cầu thang) và chỉ tính với cửa có kích thước lớn hơn. Với các thiết kế kiến trúc hiện tại, để cho chiếc quạt tạo áp cầu thang nhỏ đi (giảm công suất + giảm kích thước, giá thành đầu tư) thì người ta thường thiết kế cửa thoát của cầu thang bộ có tạo áp cầu thang có kích thước nhỏ đến mức cho phép (thông thường là 0,9x2,1m; 1,2x2,1m) Với các kích thước cửa này, kết hợp với khối lượng riêng của khói tính ở 300 độ C là 0,6 kg/m3 thì với mỗi tầng lưu lượng khói chỉ vào khoảng 5000 - 7000 m3/h. Nếu qua các tính toán chỉ ra lưu lượng là quá lớn thì có thể chia hệ thống thành 2 quạt. Đồng thời chọn tốc độ khói đi trong ống tăng lên đến mức cho phép thì kích thước ống sẽ giảm xuống :D
 
Ðề: hút khói hành lang

Thông thường, đối với tầng 1 - tầng có cửa thoát ra ngoài tòa nhà, thì tính toán ra lưu lượng lớn là đương nhiên (điều này chắc bạn nhận ra).
Đối với các tầng không có cửa thoát ra ngoài nhà, cần chú ý 1 điều là tính toán theo cửa mà khi có cháy, người ta sẽ chạy qua đó (chính là cửa của cầu thang bộ có áp suất tĩnh dư - có tạo áp cầu thang) và chỉ tính với cửa có kích thước lớn hơn. Với các thiết kế kiến trúc hiện tại, để cho chiếc quạt tạo áp cầu thang nhỏ đi (giảm công suất + giảm kích thước, giá thành đầu tư) thì người ta thường thiết kế cửa thoát của cầu thang bộ có tạo áp cầu thang có kích thước nhỏ đến mức cho phép (thông thường là 0,9x2,1m; 1,2x2,1m) Với các kích thước cửa này, kết hợp với khối lượng riêng của khói tính ở 300 độ C là 0,6 kg/m3 thì với mỗi tầng lưu lượng khói chỉ vào khoảng 5000 - 7000 m3/h. Nếu qua các tính toán chỉ ra lưu lượng là quá lớn thì có thể chia hệ thống thành 2 quạt. Đồng thời chọn tốc độ khói đi trong ống tăng lên đến mức cho phép thì kích thước ống sẽ giảm xuống :D

Vậy nếu như giả sử công trình khoảng 20 tầng thì lưu lượng hút khói tổng cộng 100.000 - 140.000 m3/h. Như thế thì quá là khủng khiếp. Anh có thể gửi 1 thiết kế về hút khói hành lang cho a e tham khảo được không ạ?
 
Ðề: hút khói hành lang

Vậy nếu như giả sử công trình khoảng 20 tầng thì lưu lượng hút khói tổng cộng 100.000 - 140.000 m3/h. Như thế thì quá là khủng khiếp. Anh có thể gửi 1 thiết kế về hút khói hành lang cho a e tham khảo được không ạ?

Chính xác là lưu lượng tính rất lớn, (với tòa nhà 20 tầng rơi vào 90.000 - 135000) để giảm kích thước ống gió cũng như kích thước quạt, bắt buộc phải chia hệ thống ra thành 2-3 phần (phân tầng - ví dụ hệ 1 hút từ tầng 1-8, hệ 2 hút các tầng còn lại)
Còn làm như thế nào để giảm giá trị lưu lượng gió tính toán xuống, điều này mình chẳng có cách nào ngoài việc mong chờ các sếp lập ra TCVN điều chỉnh công thức tính. Ngoài ra cũng phụ thuộc vào mối quan hệ của các pác thiết kế đối với cơ quan thẩm tra PCCC. Các pác quan hệ tốt, biết đâu thiết kế không đủ theo TCVN mà người ta vẫn ký, hì hì :D;;)
 
Ðề: hút khói hành lang

Chính xác là lưu lượng tính rất lớn, (với tòa nhà 20 tầng rơi vào 90.000 - 135000) để giảm kích thước ống gió cũng như kích thước quạt, bắt buộc phải chia hệ thống ra thành 2-3 phần (phân tầng - ví dụ hệ 1 hút từ tầng 1-8, hệ 2 hút các tầng còn lại)
Còn làm như thế nào để giảm giá trị lưu lượng gió tính toán xuống, điều này mình chẳng có cách nào ngoài việc mong chờ các sếp lập ra TCVN điều chỉnh công thức tính. Ngoài ra cũng phụ thuộc vào mối quan hệ của các pác thiết kế đối với cơ quan thẩm tra PCCC. Các pác quan hệ tốt, biết đâu thiết kế không đủ theo TCVN mà người ta vẫn ký, hì hì :D;;)

Nói thật em chưa thấy 1 thiết kế hay công trình nào ở VN mình làm hút khói hành lang cả. Gì chứ chủ đầu tư quan hệ tốt lắm. He
 
Ðề: hút khói hành lang

Hi Bluster,

Phát biểu xàm quá,
có nhiều cái mà cậu có thể chưa bao h nhìn thấy nhưng k có nghĩa nó không có nhé. ^^!

Thks!
 
Ðề: hút khói hành lang

Nói thật em chưa thấy 1 thiết kế hay công trình nào ở VN mình làm hút khói hành lang cả. Gì chứ chủ đầu tư quan hệ tốt lắm. He

Hì, bạn chưa thấy vì trước kia duyệt thiết kế về PCCC người ta hiếm khi yêu cầu. Nhưng từ khi xuất hiện TCVN 5687 - 2010, thì các thiết kế kiến trúc hiện tại đối với các tòa nhà cao tầng đều phải tính đến an toàn khi cháy, trong đó có tính toán hút khói này.
Theo đó, thời gian sắp tới đây, khi các thiết kế có hệ thống này được duyệt và đã xây xong, bạn sẽ có cơ hội được nhìn thấy chúng :D ;;)
 
Ðề: hút khói hành lang

Nói thật em chưa thấy 1 thiết kế hay công trình nào ở VN mình làm hút khói hành lang cả. Gì chứ chủ đầu tư quan hệ tốt lắm. He

Em đang hệ thống hút khói cháy hành lang đây! Với vấn đề bác sợ lưu lượng lớn quá thì có một số giải pháp như chia tầng , chia vùng ra, nhưng phải có các hộp kỹ thuật riêng cho các tầng các vùng đó, chứ nếu bác mà cho hết vào một hộp thì...
 
Ðề: hút khói hành lang

Hi Bluster,

Phát biểu xàm quá,
có nhiều cái mà cậu có thể chưa bao h nhìn thấy nhưng k có nghĩa nó không có nhé. ^^!

Thks!

Anh hiểu nhầm rồi. Em bảo e chưa nhìn thấy chứ e có bảo là không có đâu. Thậm chí với tình hình cháy nổ nhiều như hiện nay em còn thấy cần thiết phải chặt chẽ hơn trong PCCC ý.
 
Ðề: hút khói hành lang

Hi Bluster,
^^, bạn nói k rõ, mà nếu muốn biết có hay k thì coi bản vẽ là có liền chứ sao,
Có đk thì tham quan cho rành @@! :-"
 
Ðề: hút khói hành lang

Đại ca Thắng cứ bình tĩnh đê đừng làm thằng em nó hoảng, hôm nào chỉ cho nó dự án anh em mềnh làm hút khói hành lang cho em nó xem;);););););)
 
Ðề: hút khói hành lang



Chính xác là lưu lượng tính rất lớn, (với tòa nhà 20 tầng rơi vào 90.000 - 135000) để giảm kích thước ống gió cũng như kích thước quạt, bắt buộc phải chia hệ thống ra thành 2-3 phần (phân tầng - ví dụ hệ 1 hút từ tầng 1-8, hệ 2 hút các tầng còn lại)
Còn làm như thế nào để giảm giá trị lưu lượng gió tính toán xuống, điều này mình chẳng có cách nào ngoài việc mong chờ các sếp lập ra TCVN điều chỉnh công thức tính. Ngoài ra cũng phụ thuộc vào mối quan hệ của các pác thiết kế đối với cơ quan thẩm tra PCCC. Các pác quan hệ tốt, biết đâu thiết kế không đủ theo TCVN mà người ta vẫn ký, hì hì :D;;)
Thông thường tính hút khói hành lang chỉ cần tính lưu lượng quạt đủ hút cho 3 tầng (hoặc có thể 2 tầng). bội số trao đổi không khí k=10 lần/h. phải tính thêm cả lưu lượng rò lọt qua các van đóng và rò lọt nếu có tăng áp cầu thang rò lọt ra. Tính theo cách của bạn thì nhà 30 tầng, hay 70 tầng thì làm thế nào?
 
Thông thường tính hút khói hành lang chỉ cần tính lưu lượng quạt đủ hút cho 3 tầng (hoặc có thể 2 tầng). bội số trao đổi không khí k=10 lần/h. phải tính thêm cả lưu lượng rò lọt qua các van đóng và rò lọt nếu có tăng áp cầu thang rò lọt ra. Tính theo cách của bạn thì nhà 30 tầng, hay 70 tầng thì làm thế nào?

Đây rồi đây rồi, hì.
Xin trao đổi với anh em tiếp về đề tài này nhé.
Theo TCVN 5687-2010 và các giáo trình PCCC trong các trường ĐH tại Việt Nam cũng như các quy chuẩn hiện hành của VN thì: KHÔNG CÓ Ý NÀO YÊU CẦU TÍNH TOÁN LƯU LƯỢNG KHÓI THẢI CẦN HÚT THEO SỐ TẦNG LÀ BAO NHIÊU.
Vì vậy, nếu nói như bạn: "Thông thường tính hút khói hành lang chỉ cần tính lưu lượng quạt đủ hút cho 3 tầng (hoặc 2 tầng). bội số trao đổi không khí 10 lần/h" là ko có căn cứ.
Theo như cách tính của mình cũng không phải là sai đâu nhé, hì.
Cái này quan trọng cho các bạn này:
Theo một số ý kiến mới nhất của một số đơn vị thẩm tra thiết kế hệ thống thông gió PCCC cũng như ý kiến của cán bộ kỹ thuật Sở PCCC Hà Nội đã thẩm tra 1 vài công trình điểm mà bên mình thiết kế mới đây, thì lưu lượng khói thải cần phải hút khi có cháy chỉ cần tính lưu lượng quạt hút đủ cho 1 tầng (tính với tầng có lưu lượng lớn nhất - tầng thoát ra ngoài nhà). Và đương nhiên phải có tính đến lưu lượng rò rỉ.
Với các thiết kế hút khói hành lang với lưu lượng quạt hút cần đủ để hút cho 1 tầng có lưu lượng lớn nhất như mình đã tính thì đều đã được thẩm tra và phê duyệt, nên các bạn có thể yên tâm làm theo cách của mình, đương nhiên đó là tính với hệ thống hút tập trung, còn với hệ thống hút độc lập thì các bạn phải tính cho toàn bộ từng tầng, tầng khu vực nhé.
 
Đây rồi đây rồi, hì.
Xin trao đổi với anh em tiếp về đề tài này nhé.
Theo TCVN 5687-2010 và các giáo trình PCCC trong các trường ĐH tại Việt Nam cũng như các quy chuẩn hiện hành của VN thì: KHÔNG CÓ Ý NÀO YÊU CẦU TÍNH TOÁN LƯU LƯỢNG KHÓI THẢI CẦN HÚT THEO SỐ TẦNG LÀ BAO NHIÊU.
Vì vậy, nếu nói như bạn: "Thông thường tính hút khói hành lang chỉ cần tính lưu lượng quạt đủ hút cho 3 tầng (hoặc 2 tầng). bội số trao đổi không khí 10 lần/h" là ko có căn cứ.
Theo như cách tính của mình cũng không phải là sai đâu nhé, hì.
Cái này quan trọng cho các bạn này:
Theo một số ý kiến mới nhất của một số đơn vị thẩm tra thiết kế hệ thống thông gió PCCC cũng như ý kiến của cán bộ kỹ thuật Sở PCCC Hà Nội đã thẩm tra 1 vài công trình điểm mà bên mình thiết kế mới đây, thì lưu lượng khói thải cần phải hút khi có cháy chỉ cần tính lưu lượng quạt hút đủ cho 1 tầng (tính với tầng có lưu lượng lớn nhất - tầng thoát ra ngoài nhà). Và đương nhiên phải có tính đến lưu lượng rò rỉ.
Với các thiết kế hút khói hành lang với lưu lượng quạt hút cần đủ để hút cho 1 tầng có lưu lượng lớn nhất như mình đã tính thì đều đã được thẩm tra và phê duyệt, nên các bạn có thể yên tâm làm theo cách của mình, đương nhiên đó là tính với hệ thống hút tập trung, còn với hệ thống hút độc lập thì các bạn phải tính cho toàn bộ từng tầng, tầng khu vực nhé.
Mình đã xem cách tính của bạn và chỉ nói một câu là lãng phí thôi! Khi ta chọn phương án lãng phí sẽ ảnh hưởng rất nhiều đối với 1 toà nhà mà nhiều khi cũng không sử dụng hết công suất quạt. Thực tế, toà nhà lớn nào cũng có 1 hệ thống báo cháy điạ chỉ và do đó việc báo động sẽ chỉ rõ tầng nào cháy và quạt hút khói sẽ chỉ hút khói 1 tầng là đủ nếu tiết kiệm.
Tuy nhiên, khói có xu hướng bay lên cao làm ảnh hưởng đến 1 hay 2 tầng phía trên gần đó, khi đó, nếu có thể, ta sẽ tính quạt hút khói cho 1, 2, hay 3 tầng tùy theo suy luận và hệ thống thiết kế của bạn.
Như vậy, nếu bạn chọn 1 quạt hút, hệ thống ống gió chỉ cần nhiều lắm 3 tầng nhưng phải có hệ thống mở damper điện tử. Phương án này gặp trở ngại về thiết bị damper đóng mở mặc dù thường dùng, giá thành cũng khá cao.
Phương án 2, mỗi tầng 1 quạt, hút giá đẩy thẳng vào trục ống, tuỳ theo vị trí đám cháy xác định mà mở quạt tầng. Trục gió cũng chỉ tính cho 3 tầng thôi.
Hai phương án này theo mình biết là giá thành cũng gần như nhau nếu xét cả các thiết bị khiển.
Về hút khói tầng, theo mình hiểu thì với 9 lần trao đổi gió/ giờ thì có thể hút khói được rồi (có thể tham khảo CP 13), tuy nhiên phải thiết kế không khí bù, nếu không sẽ không có hiệu quả hút khói.
Mấy ý kiến đóng góp cho các bạn!
 
Bạn NguyenLeDung nói có ý đúng rồi đó, hì. Nhưng cái câu bạn nói: "hệ thống ống gió chỉ cần nhiều lắm 3 tầng" hay "Trục gió cũng chỉ tính cho 3 tầng thôi" mình chưa hiểu lắm, theo mình hiểu thì chắc là bạn tính lưu lượng quạt hút cho 3 tầng nhỉ.
Các bạn nên nhớ: Trục hút gió, số lượng cửa gió, van khói mở tự động theo tín hiệu địa chỉ,...(trừ quạt gió) đều phải bố trí đủ cho tất cả các tầng sử dụng. Sau đó cái lưu lượng và cột áp quạt, các bạn sẽ chọn đc theo cách tính đối với 1 tầng, 2 tầng hay 3 tầng nhé.
 
Không biết có tiêu chuẩn nào quy định về tốc độ ống gió hút khói không các bác nhỉ. Theo em được biết, tốc độ càng lớn, khói đi càng nhanh. Em đang thiết kế 1 cái quạt cho 1 HL của 1 tầng, bội số k=20, quạt LL=32.000m3/h. Em chọn ống có 600x250. Liệu có chịu nổi ko các bác nhỉ. Em ngu ngơ cái này quá.
 
Không biết có tiêu chuẩn nào quy định về tốc độ ống gió hút khói không các bác nhỉ. Theo em được biết, tốc độ càng lớn, khói đi càng nhanh. Em đang thiết kế 1 cái quạt cho 1 HL của 1 tầng, bội số k=20, quạt LL=32.000m3/h. Em chọn ống có 600x250. Liệu có chịu nổi ko các bác nhỉ. Em ngu ngơ cái này quá.
Hi bạn, bạn hỏi zậy chung wa chưa rõ, bạn phải cho biết diện tích & cao độ hành lang, và ach =20 thì lớn wa bạn ak, theo TC CP13:1990 thì 10 lần thôi. Còn vấn đề bạn nói tốc độ lớn thì gió sẽ đi nhanh chưa đúng, nếu bạn chọn lớn quá thì tổn thất cột áp sẽ cao khi đó sẽ ko đảm bảo quạt hút tốt đc đâu.
Đây là theo hiểu biết của mình, mong ác đàn anh đi trước chỉ giáo thêm nhé. Thanks alls!
 
Mình đã xem cách tính của bạn và chỉ nói một câu là lãng phí thôi! Khi ta chọn phương án lãng phí sẽ ảnh hưởng rất nhiều đối với 1 toà nhà mà nhiều khi cũng không sử dụng hết công suất quạt. Thực tế, toà nhà lớn nào cũng có 1 hệ thống báo cháy điạ chỉ và do đó việc báo động sẽ chỉ rõ tầng nào cháy và quạt hút khói sẽ chỉ hút khói 1 tầng là đủ nếu tiết kiệm.
Tuy nhiên, khói có xu hướng bay lên cao làm ảnh hưởng đến 1 hay 2 tầng phía trên gần đó, khi đó, nếu có thể, ta sẽ tính quạt hút khói cho 1, 2, hay 3 tầng tùy theo suy luận và hệ thống thiết kế của bạn.
Như vậy, nếu bạn chọn 1 quạt hút, hệ thống ống gió chỉ cần nhiều lắm 3 tầng nhưng phải có hệ thống mở damper điện tử. Phương án này gặp trở ngại về thiết bị damper đóng mở mặc dù thường dùng, giá thành cũng khá cao.
Phương án 2, mỗi tầng 1 quạt, hút giá đẩy thẳng vào trục ống, tuỳ theo vị trí đám cháy xác định mà mở quạt tầng. Trục gió cũng chỉ tính cho 3 tầng thôi.
Hai phương án này theo mình biết là giá thành cũng gần như nhau nếu xét cả các thiết bị khiển.
Về hút khói tầng, theo mình hiểu thì với 9 lần trao đổi gió/ giờ thì có thể hút khói được rồi (có thể tham khảo CP 13), tuy nhiên phải thiết kế không khí bù, nếu không sẽ không có hiệu quả hút khói.
Mấy ý kiến đóng góp cho các bạn!
Hi bác Dũng,

Tiêu chuẩn CP-13 thì quy định ACH cho 1 tầng là 9 nhưng không biết số tầng phải tính ( thông thường tính cho 2,3 tầng) quy định trong TC nào nhỉ? Mình tham khảo TCVN 5687-2010 nhưng không thấy có quy định.
 
Back
Bên trên