Cần giúp Nguyên lý van giảm áp

Nam Anh

Thành Viên [LV 1]
Em chào cả nhà, m.ng có ai biết có thể giải thích giúp em nguyên lý làm việc của van giảm áp hệ thống cấp nước với ạ. em đã tìm hiểu rất nhiều trên mạng nhưng vẫn ko hiểu được. em xin cảm ơn các bác.
 
Quả thực giải thích cho bạn vấn đề này khó quá trời! Nếu bạn là dân cơ thì có lẽ dễ nói hơn. Còn là dân điện thì có lẽ bạn nên tìm hiểu các vấn đề sau:
- Thế nào là van bướm (buterfly).
- Thế nào là van cửa (gate)
- Thế nào là van bi (ball).
- Thế nào là van cầu (globe).
Đây là ba loại van cơ bản nhất. Sau khi tìm hiểu xong ba loại van này, bạn sẽ nhận thấy Van cầu là loại van có lưu lượng qua van có thể làm cho nó tuyến tính với lệch áp hai bên van. Thực tế tất cả các loại van giảm áp và van cân bằng về bản chất là loại van cầu và nhà sản xuất dùng tính chất tuyến tính của lưu lượng qua van với độ lệch áp hai bên cửa van để chế tạo. Van giảm áp chủ yếu chú trọng đến vấn đề giảm áp. Khi đóng nhỏ đến cỡ nào đó, áp nước ra sẽ giảm so với áp vào. Van cân bằng thì chú trọng về lưu lượng. Nếu đóng van cân bằng đến mức nào đó, ta sẽ đạt lưu lượng và lúc đó độ lệch áp 2 bên van sẽ là con số nhất định.
Cuối cùng, nguyên lý nói chung của hai loại van giảm áp và van cân bằng đều là van cầu bạn nhé và chỉ có trên thân loại van này, người ta mới chế tạo ra van giảm áp và van cân bằng!
 
Van giảm áp có nhiều kiểu đây là 1 kiểu trong số đó, họ demo rất chi tiết
Van giảm áp này có dùng trong cấp nước ko anh, em tìm hiểu trên mạng thì nguyên lý cơ bản giảm diện tích cửa ra làm cho vận tốc của ra tăng => cột áp giảm, em thắc mắc là trong trường hợp ko có thiết bị nào sử dụng nước thì vận tốc bằng 0 thì áp có đc giảm ko??
 
Quả thực giải thích cho bạn vấn đề này khó quá trời! Nếu bạn là dân cơ thì có lẽ dễ nói hơn. Còn là dân điện thì có lẽ bạn nên tìm hiểu các vấn đề sau:
- Thế nào là van bướm (buterfly).
- Thế nào là van cửa (gate)
- Thế nào là van bi (ball).
- Thế nào là van cầu (globe).
Đây là ba loại van cơ bản nhất. Sau khi tìm hiểu xong ba loại van này, bạn sẽ nhận thấy Van cầu là loại van có lưu lượng qua van có thể làm cho nó tuyến tính với lệch áp hai bên van. Thực tế tất cả các loại van giảm áp và van cân bằng về bản chất là loại van cầu và nhà sản xuất dùng tính chất tuyến tính của lưu lượng qua van với độ lệch áp hai bên cửa van để chế tạo. Van giảm áp chủ yếu chú trọng đến vấn đề giảm áp. Khi đóng nhỏ đến cỡ nào đó, áp nước ra sẽ giảm so với áp vào. Van cân bằng thì chú trọng về lưu lượng. Nếu đóng van cân bằng đến mức nào đó, ta sẽ đạt lưu lượng và lúc đó độ lệch áp 2 bên van sẽ là con số nhất định.
Cuối cùng, nguyên lý nói chung của hai loại van giảm áp và van cân bằng đều là van cầu bạn nhé và chỉ có trên thân loại van này, người ta mới chế tạo ra van giảm áp và van cân bằng!
Vâng em cảm ơn anh ạ. anh có hình ảnh van giảm áp trong cấp nước được ko ạ. nguyên lý hoạt động bên trong van em vẫn chưa hiểu lắm ạ.
 
Vâng em cảm ơn anh ạ. anh có hình ảnh van giảm áp trong cấp nước được ko ạ. nguyên lý hoạt động bên trong van em vẫn chưa hiểu lắm ạ.
Bạn có xem hình thì cũng chẳng hiểu được nếu không phân biệt được van cầu! Như mình nói van giảm áp thực tế có thân là van cầu. Hình của topic này là thể hiện van giảm áp với thân van là van cầu!
 
chào bạn
chắc bạn đang hỏi van giảm áp trong các tòa nhà cao tầng phải không, thường các tòa nhà khoản 30 tầng có bồn nước trên mái cấp xuống các tầng bên dưới sẽ theo nguyên tắc 3 tầng trên cùng sẽ qua bơm tăng áp để đủ áp lực sử dụng vì 3 tầng này gần bể nước mái nên áp lực do trọng lực ko đủ mạnh. các tầng bên dưới thì dùng nước trực tiếp từ bể mái cấp xuống theo nguyên lý trọng lực sẽ tạo áp nhưng do tòa nhà cao quá vid dụ 30 tầng mỗi tầng 3,5m cao tính ra cũng khoản gần 100m chiều cao (10 barg) từ mái xuống tầng dưới cùng do áp lực cao quá (có thể làm xì các thiết bị vệ sinh) nên người ta dùng van giảm áp mỗi tầng (trừ 3 tầng trên cùng).
Nguyên tắc cơ bản của van giảm áp như sau: vd áp vào 5 barg nhưng mình cần áp ra là 2 barg thì mình chỉnh van ở nấc 2 barg, lúc đó dù có dòng chảy hay ko thì áp ngõ ra lúc nào cũng đạt 2 barg (lưu ý là áp vào phải lớn hơn 2 barg và lưu lượng sử dụng trong phạm vi lưu lượng cho phép của van).
 
chào bạn
chắc bạn đang hỏi van giảm áp trong các tòa nhà cao tầng phải không, thường các tòa nhà khoản 30 tầng có bồn nước trên mái cấp xuống các tầng bên dưới sẽ theo nguyên tắc 3 tầng trên cùng sẽ qua bơm tăng áp để đủ áp lực sử dụng vì 3 tầng này gần bể nước mái nên áp lực do trọng lực ko đủ mạnh. các tầng bên dưới thì dùng nước trực tiếp từ bể mái cấp xuống theo nguyên lý trọng lực sẽ tạo áp nhưng do tòa nhà cao quá vid dụ 30 tầng mỗi tầng 3,5m cao tính ra cũng khoản gần 100m chiều cao (10 barg) từ mái xuống tầng dưới cùng do áp lực cao quá (có thể làm xì các thiết bị vệ sinh) nên người ta dùng van giảm áp mỗi tầng (trừ 3 tầng trên cùng).
Nguyên tắc cơ bản của van giảm áp như sau: vd áp vào 5 barg nhưng mình cần áp ra là 2 barg thì mình chỉnh van ở nấc 2 barg, lúc đó dù có dòng chảy hay ko thì áp ngõ ra lúc nào cũng đạt 2 barg (lưu ý là áp vào phải lớn hơn 2 barg và lưu lượng sử dụng trong phạm vi lưu lượng cho phép của van).
em cảm ơn anh ạ. em cũng hiểu qua là như vậy nhưng ý em muốn tìm hiểu nguyên lý hoạt động dựa trên cấu tạo van như hình anh ạ, anh có thể giải thích giúp em ko ạ. em cảm ơn anh!
upload_2016-9-28_13-52-25.png
 

Đính kèm

  • upload_2016-9-28_13-43-4.png
    upload_2016-9-28_13-43-4.png
    47.3 KB · Xem: 130
Kết cấu cơ bản của van giảm áp là lò xo, màn cân áp. lò xo để chỉnh áp theo yêu cầu, lò xo sẽ tác động lên màng cân áp 1 lực như cài đặt. ở mặt còn lại của màn cân áp sẽ có khoan thông ra đầu ra của van để lấy áp lực nước ngõ ra. Khi áp lực nước ngõ ra thấp hơn áp cài đặt, lực lò xo trên màn cân áp sẽ lớn hơn lực do áp đầu ra tạo ra=> van mở ra nhiều hơn và ngược lại.
 
Kết cấu cơ bản của van giảm áp là lò xo, màn cân áp. lò xo để chỉnh áp theo yêu cầu, lò xo sẽ tác động lên màng cân áp 1 lực như cài đặt. ở mặt còn lại của màn cân áp sẽ có khoan thông ra đầu ra của van để lấy áp lực nước ngõ ra. Khi áp lực nước ngõ ra thấp hơn áp cài đặt, lực lò xo trên màn cân áp sẽ lớn hơn lực do áp đầu ra tạo ra=> van mở ra nhiều hơn và ngược lại.
có nghĩa là áp lực đầu ra sẽ điều chỉnh dựa vào độ mở tiết diện đầu ra đúng ko ạ?
tổng áp tại đầu ra = áp tĩnh + áp động =const
khi áp lực đầu ra lớn => van điều chỉnh cho tiết diện đầu ra nhỏ lại => vận tốc tăng => áp lực giảm => vậy áp lực giảm ở đây là áp động?
trường hợp ko có thiết bị nào dùng nước => v=0 => tổng áp = áp tĩnh vậy lúc bấy h ko giảm được ạ? em suy luận như vậy ko biết sai ở đâu? mong bảo chỉ bảo.
 
KHI ĐẦU RA CÓ TẢI=> ÁP RA GIẢM=>VAN MỞ TO HƠN ĐỂ CHỐNG LẠI VIỆC ÁP GIẢM
kHI ĐẦU RA KHÔNG CÓ TẢI=> ÁP RA TIẾN ĐẾN ÁP = ÁP CÀI ĐẶT=>VAN ĐÓNG LẠI ĐỂ KO BỊ TĂNG ÁP.
 
KHI ĐẦU RA CÓ TẢI=> ÁP RA GIẢM=>VAN MỞ TO HƠN ĐỂ CHỐNG LẠI VIỆC ÁP GIẢM
kHI ĐẦU RA KHÔNG CÓ TẢI=> ÁP RA TIẾN ĐẾN ÁP = ÁP CÀI ĐẶT=>VAN ĐÓNG LẠI ĐỂ KO BỊ TĂNG ÁP.
như vậy khi đầu ra không tải thì áp tại điểm ngay sau van bằng 0??? theo em tìm hiểu thì van giảm áp dạng này giữ cố định áp suất tại cửa ra của van mà không phụ thuộc vào độ biến động áp suất của dòng chất lỏng tới hoặc đi khỏi van như vậy có mâu thuẫn ko ạ
 
tại sao khi tải đóng áp ra bằng 0 ?? mình đâu nói vậy, khi tải đóng thì áp sau van sẽ bằng áp cài đặt, khi bằng rồi thì van giảm áp mới đóng hẳn.
 
như vậy khi đầu ra không tải thì áp tại điểm ngay sau van bằng 0??? theo em tìm hiểu thì van giảm áp dạng này giữ cố định áp suất tại cửa ra của van mà không phụ thuộc vào độ biến động áp suất của dòng chất lỏng tới hoặc đi khỏi van như vậy có mâu thuẫn ko ạ
Bạn @Nam Anh đúng là thật thà thật! Van giảm áp như tôi khẳng định với bạn là van cầu và thực tế chỉ có van cầu mới làm được van giảm áp. Vì sao van cầu làm được việc này thì bạn cần chú ý cái khe hẹp mà van cầu tạo ra. Khe càng hẹp, nước càng khó qua nên rõ ràng nó tương đương với sụt áp đường ống dài. Các van khác có làm được giảm áp không, trả lời rất khó vì khe hẹp tạo ra bời các van như va bướm, van bi và van cửa không tuyến tính nên rất khó chỉnh.
Nguyên tắc van giảm áp là do bạn đóng van tạo khe hẹp cho nước chảy qua ít hơn thì áp lực nước phía bên kia sẽ giảm lại. Công thức tính áp giảm với một lưu lượng cho phép bạn có thể tham khảo biểu đồ của nhà sản xuất. Nói chung là theo công thức sau:
Q = Kvs * sqrt(delta P)
- Với delta P là độ giảm áp
- Kvs là hằng số van giàm áp
- Q là lưu lượng
Như thế, khi bạn chọn van giảm áp, bạn cần phải xem chủng loại van giảm áp có biểu đồ thế nào, lưu lượng qua van có đảm bảo hay không. Thực tế thì khi chọn được van giảm áp phù hợp, bạn chỉ cần xem biểu đồ và chỉnh đúng giá trị là sẽ được điều mong muốn.
Một điều nữa là có thể dùng van cầu thông thường để làm van giảm áp hay không? Câu trả lời là không vì van giảm áp dù là van cầu nhưng khe tiết lưu được thiết kế đặc biệt để phục vụ cho việc giảm áp lực nước cấp.
 
Bạn @Nam Anh đúng là thật thà thật! Van giảm áp như tôi khẳng định với bạn là van cầu và thực tế chỉ có van cầu mới làm được van giảm áp. Vì sao van cầu làm được việc này thì bạn cần chú ý cái khe hẹp mà van cầu tạo ra. Khe càng hẹp, nước càng khó qua nên rõ ràng nó tương đương với sụt áp đường ống dài. Các van khác có làm được giảm áp không, trả lời rất khó vì khe hẹp tạo ra bời các van như va bướm, van bi và van cửa không tuyến tính nên rất khó chỉnh.
Nguyên tắc van giảm áp là do bạn đóng van tạo khe hẹp cho nước chảy qua ít hơn thì áp lực nước phía bên kia sẽ giảm lại. Công thức tính áp giảm với một lưu lượng cho phép bạn có thể tham khảo biểu đồ của nhà sản xuất. Nói chung là theo công thức sau:
Q = Kvs * sqrt(delta P)
- Với delta P là độ giảm áp
- Kvs là hằng số van giàm áp
- Q là lưu lượng
Như thế, khi bạn chọn van giảm áp, bạn cần phải xem chủng loại van giảm áp có biểu đồ thế nào, lưu lượng qua van có đảm bảo hay không. Thực tế thì khi chọn được van giảm áp phù hợp, bạn chỉ cần xem biểu đồ và chỉnh đúng giá trị là sẽ được điều mong muốn.
Một điều nữa là có thể dùng van cầu thông thường để làm van giảm áp hay không? Câu trả lời là không vì van giảm áp dù là van cầu nhưng khe tiết lưu được thiết kế đặc biệt để phục vụ cho việc giảm áp lực nước cấp.
Sẵn tiện bác nguyenledung cho em hỏi thêm là chọn kích thước van giảm áp ( đường kính van) thì dựa vào thông số nào a? Thông thường khi tính lưu lượng ra được đường kình ống thì theo đường kình ống mà chọn đường kính van...tuy nhiên đi một số công trình thì em lại thấy ngay tại đầu vào van giảm áp thì người ta đặt 2 cái nối giảm --> van giáp áp nhỏ hơn đường kính 1 cấp... A có thể giải thích giúp ko ạ!
 
Sẵn tiện bác nguyenledung cho em hỏi thêm là chọn kích thước van giảm áp ( đường kính van) thì dựa vào thông số nào a? Thông thường khi tính lưu lượng ra được đường kình ống thì theo đường kình ống mà chọn đường kính van...tuy nhiên đi một số công trình thì em lại thấy ngay tại đầu vào van giảm áp thì người ta đặt 2 cái nối giảm --> van giáp áp nhỏ hơn đường kính 1 cấp... A có thể giải thích giúp ko ạ!
Van giảm áp không thể chọn theo đường kính ống vào hoặc ra được mà bạn phải chọn theo yêu cầu của thiết kế. Ví dụ khi bạn chọn van giảm áp đảm bảo áp suất làm việc, nhưng khi đó có thể không đảm bảo lưu lượng. Và ngược lại đủ lưu lượng nhưng lại không đủ áp. Khi chọn van bạn nên nhờ bên cung cấp van tư vấn để chọn được đúng loại van theo yêu cầu
 
Sẵn tiện bác nguyenledung cho em hỏi thêm là chọn kích thước van giảm áp ( đường kính van) thì dựa vào thông số nào a? Thông thường khi tính lưu lượng ra được đường kình ống thì theo đường kình ống mà chọn đường kính van...tuy nhiên đi một số công trình thì em lại thấy ngay tại đầu vào van giảm áp thì người ta đặt 2 cái nối giảm --> van giáp áp nhỏ hơn đường kính 1 cấp... A có thể giải thích giúp ko ạ!
Câu hỏi của bạn là khá hay gặp trong thực tế! Trong tính toán van giảm áp, đôi khi chọn được size DN25 là thỏa mãn nhưng đường ống cấp đang là DN32. Vì thế phải giảm cấp để có thể nối van được. Trông ra thì rất ngộ nhưng đó là thực tế. Với ống lớn hơn so với lưu lượng thì giảm áp đường dài là nhỏ. Nhưng với van giảm áp thì phải chọn theo lưu lượng và cột áp cần giảm. Lúc đó thì van giảm áp DN32 tất nhiên là thỏa mãn lưu lượng (vì lưu lượng qua van lúc đó lớn hơn lưu lượng cần) nhưng giá thành cao hơn. Do vậy, họ chọn van DN25 để tiết kiệm nhưng vẫn thỏa mãn.
Thực ra, trong thực tế chọn van, các van có tính chất khiển như van giảm áp, van phao cơ hay van điện từ, van động cơ điện đôi khi chọn nhỏ hơn size ốg chính từ 1 đến 2 cấp và khi lắp van thì phải dùng giảm cấp 2 đầu để kết nối.
 
Các anh làm ơn cho em hỏi là :
- Dự án của của em lắp đặt loại van giảm áp trực tiếp ( giống hình bài trên ), có áp đầu vào là 5,5 kg/cm2, điều chỉnh áp suất đầu ra là 2,0 kg/cm2, van đặt tại tầng 4. Vào giờ cao điểm, áp suất đầu ra tụt về 0, nước tại các căn hộ tầng 4 rất yếu, gần như không có; các căn hộ dưới tầng 2 vẫn có nước dùng bình thường.
- Nếu điều chỉnh áp ra lên 4,0 kg/cm2 thì tầng 4 lại có nước.
- Hiện tượng này bị với nhiều van ( 8/18 cái )
- Chỉ xảy ra với các van tầng thấp ( tầng 13 đổ xuống ), với các van tầng 18, áp đầu ra đặt 2,0kg/cm2 và áp luôn ở mức 1,5 - 2kg/cm2 khi có ngưới dùng.
- Đã vệ sinh van, tháo van kiểm tra và lắp lại.
-> Mong các anh chỉ giáo, vấn đề có phải do van lỗi từ nhà sản xuất không ạ.



Gửi từ MI 4LTE của tôi bằng cách sử dụng Tapatalk
 
Back
Bên trên