Công Nghiệp Tăng áp cầu thang hay còn gọi điều áp cầu thang

Trả lời: TĂNG ÁP CẦU THANG HAY CÒN GỌI ĐIỀU ÁP CẦU THANG

Mình có lời khuyên cho mấy bạn mới ra trường, và mới bắt đầu làm nhà cao tầng.
Các bạn nên học hỏi những người đi trước, mấy câu hỏi mà các bạn đặt ra trên
diễn đàn tào lao quá. Thật sự có những cao thủ đứng sau, nhưng mấy câu hỏi của các
bạn làm họ không muốn trả lời.
nên suy nghĩ thật kỹ, trước khi đặt ra câu hỏi,
 
Trả lời: TĂNG ÁP CẦU THANG HAY CÒN GỌI ĐIỀU ÁP CẦU THANG

chủ đề bị bỏ xó rồi

sư huynh acmv nói quá đúng, xả hội này còn quá nhiều người giấu nghề, họ chỉ muốn lên diễn đàn để tìm tài liệu chứ không muốn share cho ai hết:(

chán vãi :lol:
 
Trả lời: TĂNG ÁP CẦU THANG HAY CÒN GỌI ĐIỀU ÁP CẦU THANG

VN mình hay dùng TC về tăng áp cầu thang của Singapore, Úc, Anh. Anh em cứ thế mà tra.
 
Trả lời: TĂNG ÁP CẦU THANG HAY CÒN GỌI ĐIỀU ÁP CẦU THANG

ở đây mình không nói tất cả thưa bác :laugh:
 
Trả lời: TĂNG ÁP CẦU THANG HAY CÒN GỌI ĐIỀU ÁP CẦU THANG

xungfen viết:
chủ đề bị bỏ xó rồi

sư huynh acmv nói quá đúng, xả hội này còn quá nhiều người giấu nghề, họ chỉ muốn lên diễn đàn để tìm tài liệu chứ không muốn share cho ai hết:(

chán vãi :lol:

Bác xungfen upload lên diễn đàn này được bi nhiêu cái tài liệu rồi.
Má bác mạnh miệng nói là \" xã hội này còn nhiều người giấu nghề\".
Người ta cũng đi học, bác có đi học không? sao bác hổng biết,
phải đợi người ta chỉ giáo.

Bác chịu khó bỏ tiền và bỏ thời gian đi học lại đi nha.

Chúc bác thàng công trong sự nghiệp .
 
Trả lời: TĂNG ÁP CẦU THANG HAY CÒN GỌI ĐIỀU ÁP CẦU THANG

:laugh: phần tạo áp mình nghĩ file này hoàn chỉnh rồi các bạn nào thích thì xem qua, góp ý cho mình, lần này mình o co locked , bác ptkien1978 có sửa gì thì sửa, sai gì góp ý em nha !

mình có tính vidụ một building 24 tầng thông số tính ra rất phù hợp với bảng tra ( tài liệu mới sưu tầm ), mình nghĩ nếu lười có thể tra khỏi tính, vì trong tài liệu có đề cập, bảng tra này dùng cho kĩ sư thiết kế.

được biết một số tạo áp dùng trực tiếp gen gạch, o dùng ống tole, nếu vậy tổn thất áp suất tính như thế nào vậy, bác nào biết chỉ mình với, vì phần lớn tài liệu phần mềm điều dùng cho ống tole.:unsure: http://hvacr.vn/diendan_old_attached/files/final.rar
 
Trả lời: TĂNG ÁP CẦU THANG HAY CÒN GỌI ĐIỀU ÁP CẦU THANG

atinh có nhờ thàng bạn lấy file exel này làm VBasic cho dẽ tính, nhưng ko bit có chính xác ko( chỉ đc phần luw lương quạt thui), các anh kiểm tra thử xe nhe
 
Trả lời: TĂNG ÁP CẦU THANG HAY CÒN GỌI ĐIỀU ÁP CẦU THANG

mình thấy kết quả tính ra cũng đúng lắm, nhưng mình muốn biết bạn viết dựa trên cách tính nào.

vì mình thấy tính ra kết quả hơn chênh lệch với file excel tí, trong file excel mình đã tính hệ số an toàn 5% rồi
 
Trả lời: TĂNG ÁP CẦU THANG HAY CÒN GỌI ĐIỀU ÁP CẦU THANG

xungfen viết:
:laugh: phần tạo áp mình nghĩ file này hoàn chỉnh rồi các bạn nào thích thì xem qua, góp ý cho mình, lần này mình o co locked , bác ptkien1978 có sửa gì thì sửa, sai gì góp ý em nha !

mình có tính vidụ một building 24 tầng thông số tính ra rất phù hợp với bảng tra ( tài liệu mới sưu tầm ), mình nghĩ nếu lười có thể tra khỏi tính, vì trong tài liệu có đề cập, bảng tra này dùng cho kĩ sư thiết kế.

được biết một số tạo áp dùng trực tiếp gen gạch, o dùng ống tole, nếu vậy tổn thất áp suất tính như thế nào vậy, bác nào biết chỉ mình với, vì phần lớn tài liệu phần mềm điều dùng cho ống tole.:unsure: http://hvacr.vn/diendan_old_attached/files/final.rar
Bảng tính này có vấn đề lớn rồi:
1.Diện tích rò rỉ của cửa không có cơ sở--> thông thường chọn theo BS 5588-4 là 0.02m2
2.khi 3 cửa mở thì áp lồng thang không còn 50Pa
3.Cần so sánh lưu lượng rò rỉ trong 2 trường hợp cửa đóng và cửa mở để chọn giá trị thỏa cả 2.
4.Dự phòng 5% là không đúng: theo BS 5588-4: nếu ống gió tole tráng kẽm thì dự phògn 15%, ống gió là bê tông(hộp gen) dự phòng 25%.
Ngoài ra cần bổ sung tính toán van xả áp, lực mở cửa, đường thoát khói cho hành lang thoát hiểm...Cáp nguồn là chống cháy, quạt chống cháy có smoke detector trên đường Inlet. Nguồn cấp là nguồn khẩn cấp, tự động kích hoạt khi có sự cố, chỉ có thể tắt bằng tay tại phòng điều khiển trung tâm....
 
Trả lời: TĂNG ÁP CẦU THANG HAY CÒN GỌI ĐIỀU ÁP CẦU THANG

vấn đề đã phát sinh, vậy pac nao có bảng tính hay trình tự tính toán rõ ràng và đầy đủ các thông số tham khảo theo tiêu chuẩn (BS,ashrea,AS,NFPA... gì gì đó) thì post lên để mọi người tham khảo nhé.
cám ơn các pac
 
Trả lời: TĂNG ÁP CẦU THANG HAY CÒN GỌI ĐIỀU ÁP CẦU THANG

phonglht viết:
xungfen viết:
:laugh: phần tạo áp mình nghĩ file này hoàn chỉnh rồi các bạn nào thích thì xem qua, góp ý cho mình, lần này mình o co locked , bác ptkien1978 có sửa gì thì sửa, sai gì góp ý em nha !

mình có tính vidụ một building 24 tầng thông số tính ra rất phù hợp với bảng tra ( tài liệu mới sưu tầm ), mình nghĩ nếu lười có thể tra khỏi tính, vì trong tài liệu có đề cập, bảng tra này dùng cho kĩ sư thiết kế.

được biết một số tạo áp dùng trực tiếp gen gạch, o dùng ống tole, nếu vậy tổn thất áp suất tính như thế nào vậy, bác nào biết chỉ mình với, vì phần lớn tài liệu phần mềm điều dùng cho ống tole.:unsure: http://hvacr.vn/diendan_old_attached/files/final.rar
Bảng tính này có vấn đề lớn rồi:
1.Diện tích rò rỉ của cửa không có cơ sở--> thông thường chọn theo BS 5588-4 là 0.02m2

Tôi thì lại thấy bạn có vấn đề lớn rồi. Vì bạn đọc tiêu chuẩn và bảng tính chưa kỹ.

Nếu bạn đọc cái sheet "tao ap" đầu tiên, bạn sẽ thấy cell từ L6:T20 chính là trích từ bảng D.1 Phụ lục D của tiêu chuẩn BS 5588-4.

Trong bảng đó, nếu cửa đơn mở ra ngoài (opening outwards from a pressurized space) thì thường chọn là 0.02m2. Còn nếu cửa đơn mở vào trong (opening into a pressurized space) thì chỉ cần chọn là 0.01m2. Lưu ý, đây chỉ là thông số tham khảo của tiêu chuẩn, chứ nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa.


2.khi 3 cửa mở thì áp lồng thang không còn 50Pa

Bạn comment cái này thì có lẽ và hình như bạn chưa hiểu về cách tính lưu lượng cần thiết để tạo áp cầu thang rồi. Bạn chịu khó tham khảo thêm những ví dụ hết sức cụ thể về cách tính trong tài liệu "Smoke Control by Pressurisation - WOOD".

3.Cần so sánh lưu lượng rò rỉ trong 2 trường hợp cửa đóng và cửa mở để chọn giá trị thỏa cả 2.

Tương tự như phần 2. Có lẽ bạn đã từng tham khảo một tài liệu tính toán sai hoặc có đúng nhưng bạn chưa hiểu rõ. Tôi khuyên bạn nên tìm đọc tài liệu mà tôi đề cập ở trên trước khi bắt tay vào tính toán.

4.Dự phòng 5% là không đúng: theo BS 5588-4: nếu ống gió tole tráng kẽm thì dự phògn 15%, ống gió là bê tông(hộp gen) dự phòng 25%.

Bạn có thể nói rõ hơn mục nào, trang mấy của tiêu chuẩn này đề cập về vấn đề này không?

Ngoài ra cần bổ sung tính toán van xả áp, lực mở cửa, đường thoát khói cho hành lang thoát hiểm...Cáp nguồn là chống cháy, quạt chống cháy có smoke detector trên đường Inlet. Nguồn cấp là nguồn khẩn cấp, tự động kích hoạt khi có sự cố, chỉ có thể tắt bằng tay tại phòng điều khiển trung tâm....

Tôi chỉ mới đọc sơ qua bảng tính bằng Excel của bạn nào đó post lên thôi. Nhìn chung là bảng tính lưu lượng tạo áp này rất cần thiết cho những ai muốn tìm hiểu về vấn đề này. Tuy nhiên, mình muốn nói thêm một ít như sau:

1) Các bạn khác khi thiết kế, cần thiết phải biết mình muốn hoặc phải thiết kế theo tiêu chuẩn nào. VD: Singapore (CP), Anh (BS), Úc (Á) ... Mỗi tiêu chuẩn đôi khi khác biệt nhau nhiều về thông số.

VD: BS 5588-4 (0.75m/s, 1 cửa mở) khác BS 5588-5 (2 m/s, 3 cửa mở), và cũng khác CP 13(1m/s, 3 cửa mở) ...

VD, tiêu chuẩn BS, có các class A, B, C, D, E ... với các mục đích và yêu cầu khác nhau.

2) Vấn đề tính toán cột áp là vấn đề cơ bản của mọi kỹ sư HVAC rồi. Tuy nhiên các bạn cần lưu ý như sau:
- Thường chỉ có ở VN mới nói đến chuyện xây tường gạch cho hộp gió tạo áp. Như thế sẽ rất khó tô phẳng bên trong dẫn đến cột áp quạt rất rất lớn (ở đây chưa xét đến vấn đề vật liệu chống cháy). Thường người ta làm hẳn hộp bê tông, là một phần của lõi (core) kết cấu.
- Các bạn hay tính theo kiểu hệ số tổn thất đồng đều, trong khi thông thường kích thước của hộp tạo áp là không đổi, do đó thật ra hệ số này thay đổi theo lưu lượng thực tế. Tôi khuyên các bạn nên sử dụng công thức theo ASHRAE để tính thật cụ thể vì thật ra cũng không nhiều lắm, có thể lập bảng excel (hệ số ép-xi-lon (material absolute roughness factor) là 3 thì phải.
 
Trả lời: TĂNG ÁP CẦU THANG HAY CÒN GỌI ĐIỀU ÁP CẦU THANG

cho mình hỏi bác là consultant, vậy bác có nhiều kinh nghiệm về thực tế về vấn đề này,

bác có thể chia sẽ kinh nghiệm đó không ạ !

bác nói tính theo ashrae, tính là tính toán lưu lượng hay tính cột áp, vì nếu tính lưu lượng theo ashrae thì mình đã lập file excel ở mục thảo luận trước rồi, còn nếu tính cột áp theo ashrae thì cho mình hỏi ashare nào mục nào trang nào để mình tham khảo. thank nha
 
Trả lời: TĂNG ÁP CẦU THANG HAY CÒN GỌI ĐIỀU ÁP CẦU THANG

em nghĩ hệ số an toàn, nếu không sure thì nhân hệ số an toàn cao, còn không thì cần gì hệ số an toàn cao vậy.

trong bs 5588 thì nó tính chi li lắm, part A,C,D ... mà kiến trúc vn ta thiết kế có chuẩn nhưng nước ngoài đâu mà tính kĩ theo như vậy, khi tính toán lúc nào cũng chỉ có tính tương đối , thằng nào nói tính được chính xác, em xin chấp tay lạy luôn, mình tính trong sai số cho phép là được, bỏ qua sự rườm rà tính toán không cần thiết.

ngòai ra vấn đề xả áp khi đạt 50Pa, có nhiều kiểu thiết kế, nhưng mình không biết kiểu nào là ưu nhất
- mỗi tầng 1 van
- khoảng 5 tầng 1 van
- chỉ một van trên mái
- sử dụng quạt biến tầng, kết hợp đầu dò chênh áp( đặt khoảng 5-7 tầng 1 cái), kết hợp van xả áp trên mái ( phòng khi đầu dò hư)

đầu dò báo khói là chắc chắn có rồi, và được nhiên là nguồn khẩn cấp, cáp chống cháy.

à còn hố thang theo các bác có tiêu chuẩn nào yêu cầu phải cấp gió tươi o vậy.?

còn hút khói hành lang là thuột mảng khác rồi:cheer:
 
Trả lời: TĂNG ÁP CẦU THANG HAY CÒN GỌI ĐIỀU ÁP CẦU THANG

xungfen viết:
cho mình hỏi bác là consultant, vậy bác có nhiều kinh nghiệm về thực tế về vấn đề này,

bác có thể chia sẽ kinh nghiệm đó không ạ !

Tôi đang làm M&E design consultant ở nước ngoài, nhưng cũng có khá nhiều kinh nghiệm với các dự án Việt Nam.

Ở công ty tôi, các thông tin về thiết kế (Design Manual) được giữ bí mật, vì đó được đúc kết từ rất rất nhiều công sức của nhiều người, quy ra cũng là vốn liếng của công ty. Vì thế, nên tôi cũng chỉ muốn chia sẻ với các bạn cách suy nghĩ, cách tìm tòi ... chứ không thể "cung cấp đến tận răng" được. Các bạn đừng vội cho là ích kỷ nhé. Hãy tự đầu tư "vốn liếng" cho riêng mình.


bác nói tính theo ashrae, tính là tính toán lưu lượng hay tính cột áp, vì nếu tính lưu lượng theo ashrae thì mình đã lập file excel ở mục thảo luận trước rồi, còn nếu tính cột áp theo ashrae thì cho mình hỏi ashare nào mục nào trang nào để mình tham khảo. thank nha


Trong phần 2 của phần trả lời trên, tôi có nói rất rõ là phương pháp tính lưu lượng của bạn đã ổn rồi. Tùy theo yêu cầu thiết kế riêng, mà thay đổi cho phù hợp.

Riêng phần tính cột áp, nên tính rõ ra trở lực thực tế theo "kích thước ống gió" (hộp gió tạo áp) đã được tính toán/ chọn trước. Tham khảo Chương 35-Duct Design-ASHRAE 2005 nhé. Chúc bạn thành công.
 
Back
Bên trên